Ăn tỏi thế nào tốt nhất cho sức khỏe?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỏi không chỉ là một loại gia vị giúp món ăn thêm hương vị, mà còn có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Tỏi sống tốt cho sức khỏe hơn cả tỏi đã nấu chín, từ việc giảm cholesterol, huyết áp đến cải thiện hệ tiêu hóa, theo tờ Hindustan Times.

Tỏi sống có chứa enzyme allicin, có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư. Nhai tỏi sống có thể giải phóng các hợp chất chứa lưu huỳnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ăn tỏi bằng cách nhai hoặc nghiền nát có thể giúp giảm cholesterol, triglyceride, huyết áp tâm thu và tâm trương ngay cả khi lượng chất béo nạp vào cơ thể tăng lên.

Ngược lại, nuốt tỏi sống không có tác dụng đáng kể đến lipid trong máu, huyết áp tâm trương và mức cyclosporine trong máu.

Bạn có thể ăn từ 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày để tận dụng tối đa lợi ích của nó. Ăn nhiều hơn lượng này có thể gây ra chứng axit, ợ nóng.

Ăn tỏi bằng cách nhai hoặc nghiền nát có thể giúp giảm cholesterol

Ăn tỏi bằng cách nhai hoặc nghiền nát có thể giúp giảm cholesterol

Tỏi sống chứa nhiều mangan, Vitamin C, selen, chất xơ, canxi, đồng, phốt pho, sắt, vitamin B1, B6 và kali.

Bà Rashi Tantia, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Metro, Faridabad (Ấn Độ), đã chỉ ra những lợi ích sức khỏe khi ăn tỏi sống.

Tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi sống là nguồn cung chất chống oxy hóa và hợp chất lưu huỳnh, giúp củng cố hệ miễn dịch hiệu quả.

Ăn tỏi sống thường xuyên có thể hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và ốm vặt, góp phần bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Chống viêm

Tỏi chứa các hợp chất chống viêm như diallyl disulfide, có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Nhờ đó, chúng có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm khớp.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Nhờ khả năng giảm huyết áp, hạ cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, tỏi được biết đến với tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch.

Thải độc cơ thể

Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi giúp thải các kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Tỏi hỗ trợ chức năng gan và giúp thanh lọc cơ thể khỏi độc tố.

Cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa

Ăn tỏi lúc bụng đói có thể kích thích tiêu hóa và cải thiện sức khỏe đường ruột. Tỏi giúp sản sinh enzyme tiêu hóa và có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

Kháng khuẩn và kháng virus

Nhai tỏi sống có thể giúp chống lại các mầm bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, giảm nguy cơ nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe răng miệng.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...