An Khê phấn đấu trở thành đô thị loại III

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14-12, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) khóa XVII tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Trong năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, triển khai quyết liệt các giải pháp khôi phục, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội đạt nhiều kết quả. Từ đầu năm đến nay, toàn thị xã đã gieo trồng hơn 9.534 ha các loại cây trồng, đạt 100,58% kế hoạch. Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) được hơn 10.209 tỷ đồng, đạt 100,28% kế hoạch (tăng 13,09% so với năm 2021). Giá trị sản lượng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ước đạt 7.250 tỷ đồng. Thương mại-dịch vụ có bước phát triển; tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ước đạt 6.120 tỷ đồng, đạt 101,97% kế hoạch. Tổng thu ngân sách ước 150,26 tỷ đồng, đạt 116,5% dự toán tỉnh giao, đạt 80,18% dự toán HĐND thị xã giao. Tổng chi ngân sách là 407,95 tỷ đồng, đạt 106,55% dự toán tỉnh giao, đạt 93,6% dự toán HĐND thị xã giao. 

Đến nay, thị xã đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tiếp tục triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao và làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tích cực triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm. Toàn thị xã đã có 6 sản phẩm OCOP được công nhận.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ngọc Minh
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ngọc Minh

Công tác quản lý trật tự, chỉnh trang đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường được tăng cường; hoàn thiện Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã An Khê đến năm 2035; triển khai kế hoạch xây dựng tuyến phố văn minh đô thị giai đoạn 2022-2025, phấn đấu xây dựng thị xã đạt các tiêu chí đô thị loại III.

Lĩnh vực văn hóa-xã hội có bước phát triển; các chế độ chính sách, an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, ổn định; tổ chức giao quân đạt chỉ tiêu cấp trên giao.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Công tác tổ chức, cán bộ được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ. Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã và các đoàn thể chính trị-xã hội thị xã thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, nâng cao tỷ lệ thu hút đoàn viên, hội viên; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” thị xã trích quỹ 357,8 triệu đồng để hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo.

Hội đồng nhân dân thị xã tiếp tục bám sát chương trình, kế hoạch công tác triển khai thực hiện theo đúng quy định; chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp HĐND thị xã khóa XIII (nhiệm kỳ 2016-2021); tổ chức thành công 3 kỳ họp (trong đó, có 2 kỳ họp chuyên đề); duy trì tốt việc tiếp công dân theo quy định; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Ủy ban nhân dân thị xã tiếp tục chỉ đạo đồng bộ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội với phương châm “Đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”…

Tại hội nghị, đã có 12 ý kiến của đại biểu thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác thu hồi đất rừng bị lấn chiếm; mô hình chăn nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả; xây dựng nông thôn mới nâng cao; công tác cán bộ tại trường học; xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị; xây dựng sản phẩm OCOP… Ngoài ra, các đại biểu cũng đã trao đổi, phân tích làm rõ từng nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra biện pháp, phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2023. 

Phát huy kết quả đạt được, năm 2023, thị xã tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội theo hướng trở thành đô thị loại III. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Chú trọng cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư; hoàn thành các quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm. 

Cùng với đó, tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy hiệu quả hoạt động của các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Quan tâm công tác an sinh xã hội và chăm lo đời sống Nhân dân. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và chăm sóc y tế trên địa bàn. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tăng cường công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đoàn kết và tạo sự đồng thuận trong xã hội, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.