Emagazine

E-magazine “Ấm áp mùa đông” 15 năm trọn vẹn nghĩa tình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong 2 ngày (1 và 2-12), chúng tôi theo chân cán bộ Tỉnh Đoàn và Nhóm công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh-Gia Lai thực hiện chương trình “Ấm áp mùa đông” tại xã Lơ Pang (huyện Mang Yang) và xã Ia Kdăm (huyện Ia Pa).

Ông YHưng (làng Hlim) phấn khởi nói: “Đang vào vụ thu hoạch cà phê, nhưng được xã thông báo đến nhận quà từ mấy hôm trước nên mình tranh thủ đến nhận. Vừa được tặng quà vừa được khám bệnh miễn phí, mình vui lắm”.

Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Kăi chia sẻ: “Lơ Pang là xã khó khăn của huyện Mang Yang, cuộc sống của người dân còn nhiều vất vả. Được nhóm công tác về trao tặng nhiều phần quà thiết thực, không chỉ bà con mà lãnh đạo xã cũng rất phấn khởi”.

Ngày tiếp theo, quãng đường đến xã Ia Kdăm dài hơn 90 km nên nhóm công tác khởi hành từ TP. Pleiku vào lúc 4 giờ 30 phút. Dẫu phải di chuyển liên tục nhưng các thành viên trong đoàn đều nhiệt tình, háo hức vì được gặp gỡ, chia sẻ với bà con.

Trong đợt trao quà tại xã Ia Kdăm, người vui nhất là bà Kpă H’Mrak (buôn Dlai Bầu) khi được hỗ trợ xây dựng nhà nhân ái trị giá 70 triệu đồng. Cùng với đó, đoàn công tác tặng thêm nhiều vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Gia đình bà H’Mrak thuộc diện hộ nghèo, 3 đứa con đang tuổi ăn học nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Năm 2023 đánh dấu chặng đường 15 năm Nhóm công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh-Gia Lai mang yêu thương đến với bà con vùng khó trong tỉnh. Người khởi xướng chương trình này là anh Nguyễn Tương Minh-nguyên Phó Chủ tịch UBND Quận 12 (TP. Hồ Chí Minh), Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Sài Gòn-TNHH một thành viên. Năm 2001, anh Minh tham gia chiến dịch Mùa hè xanh ở Gia Lai và nhận thấy cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số còn vất vả, thiếu thốn. Đến năm 2009, anh Minh kết nối, huy động nguồn lực để tổ chức chương trình “Ấm áp mùa đông” để giúp đỡ người dân.

Mỗi lần tổ chức chương trình “Ấm áp mùa đông” thường có sự tham gia của khoảng 80-100 cán bộ, công chức, doanh nhân, cán bộ hưu trí, y-bác sĩ… Bác sĩ Lâm Thành Hiển (Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt TP. Hồ Chí Minh)-người đã nhiều năm tham gia chương trình-chia sẻ: “Bệnh viện có 13 y-bác sĩ tham gia chương trình. Bệnh viện luôn tạo điều kiện để các y-bác sĩ tham gia hoạt động tình nguyện. Bà con đều rất tình cảm, chân thành và trân trọng món quà được nhận. Điều đó khiến nhóm công tác rất mừng, thấy việc làm của mình thêm ý nghĩa”.

Với mục tiêu cải thiện đời sống, tạo việc làm cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số, Nhóm công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh-Gia Lai còn kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ thực hiện mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa) với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng; trao tặng công trình hệ thống nước giọt sinh hoạt với kinh phí trên 200 triệu đồng cho xã Hà Đông (huyện Đak Đoa); trang bị 35 bộ máy vi tính, 10 bộ máy chiếu, 10 loa di động với tổng giá trị trên 900 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.