Ám ảnh xả lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tác nghiệp trong 2 đợt mưa lũ cách nhau chỉ chừng mươi ngày, cái mà tôi ghi nhận được chính là sự ám ảnh với 2 từ “xả lũ”.

Chừng mười ngày trước, mưa ầm ào đổ xuống. Lượng mưa đổ về quá lớn khiến 4 hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam buộc phải xả lũ để điều tiết, đón lượng nước mưa lớn đang tràn về hồ. Và, hạ du lại hối hả “chạy lũ”!

 

 Nhiều nơi ở TP.Tam Kỳ ngập sâu do mưa lũ. Ảnh: Mạnh Cường
Nhiều nơi ở TP.Tam Kỳ ngập sâu do mưa lũ. Ảnh: Mạnh Cường


Trải nghiệm chạy lũ đầu tiên của tôi trong năm nay chính là đợt lũ vào ngày 22.10 vừa qua, ngay tại thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ. Những ngày trước đó, chúng tôi vẫn còn lội vào những con ngõ ở vùng trũng để tác nghiệp, mưa có lớn, nhưng không thể làm ngập chỗ tôi đang ở. Nhưng chiều 23.10, khi hồ thủy lợi hồ Phú Ninh thông báo xả lũ, cũng là lúc mọi người trở nên lo lắng hơn. Tôi vẫn bình yên đi ngủ sau một ngày làm việc mệt nhoài. Khoảng 3 giờ sáng 24.10, tiếng bà con trong xóm í ới gọi nhau chạy lũ xé toang màn đêm tĩnh lặng: “Ngập rồi, dậy ngay đi! Dậy mà dọn đồ chạy lũ...”. Thức dậy, bước chân xuống giường thì nước lũ đã tràn vào tận phòng ngủ. Tôi và đứa em chỉ kịp đưa một số tài sản có giá trị lên cao rồi mở cửa ra ngoài. Phía trước đường, nước đã dâng lên tới nửa người.

Cũng như những người hàng xóm, tôi gói những phương tiện tác nghiệp cần thiết vào túi ni lông rồi đánh liều vượt dòng nước, tìm đến nhà đồng nghiệp để tá túc, đợi trời sáng. Nhiều người khác không kịp tháo chạy đành mắc kẹt khi lũ đổ về trong đêm, lực lượng chức năng phải điều phương tiện đến giải cứu.

Tác nghiệp trong mùa mưa lũ, quá nhiều cảnh dở khóc dở cười. Cảm xúc lẫn lộn khi chứng kiến nhiều mất mát, nhưng cũng có những câu chuyện thấm đẫm tình người. Và đám cưới mùa lũ cũng là một trong những “đặc sản” của dải đất miền Trung lắm mưa bão này. Không nơi nào như mảnh đất miền Trung này, lũ dữ chưa kịp qua đi, ngoài khơi xa đã có cơn bão mới sắp cuộn vào bờ.

Theo Mạnh Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.