Ai dại dột giấu dịch và giấu để làm gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bác sĩ lãnh đạo các bệnh viện, Viện trưởng Viện Pasteur, đặt bút ký xác nhận kết quả xét nghiệm, là trách nhiệm chuyên môn và đạo đức thầy thuốc. Trước mối nguy cho cả cộng đồng trong dịch bệnh, đương nhiên các bác sĩ phải cho ra kết quả chính xác nhất và trung thực nhất.
 
Trên mạng xã hội đang "lây lan" giấy báo tử của một nữ bệnh nhân  tử vong ở Bệnh viện 115 TPHCM, và phao tin bệnh nhân này chết vì nhiễm COVID-19.
Nhiều người tin theo, và chia sẻ, cho nên tin cứ "lây lan" còn hơn dịch. Trong khi, Bệnh viện 115 TPHCM thông báo đã thực hiện phết họng nữ bệnh nhân này, lấy dịch nội khí quản đem gửi mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM và kết quả là âm tính với COVID-19.
Thông tin chính thức như vậy, nhưng có nhiều người chỉ tin theo cái họ muốn tin. Và cái họ muốn tin là bệnh nhân tử vong vì nhiễm COVID-19.
Tương tự trường hợp của nữ sinh ở Huế tử vong vì một bệnh khác, nhưng do trong mùa dịch, có dấu hiệu nghi ngờ, nên đã gửi mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân xét nghiệm tại Bệnh viện Trung ương Huế, kết quả âm tính với COVID-19. Sau đó, Viện Pasteur Nha Trang cũng xét nghiệm và cho kết quả âm tính.
Những lời đồn về giấu dịch không có căn cứ, nhưng nhiều người vẫn cứ tin theo "sở thích" của họ.
Nhưng không mấy ai đặt ra câu hỏi, giấu dịch để làm gì, tại sao phải giấu dịch?
Bệnh viện Trung ương Huế, Viện Pasteur và Bệnh viện 115 TPHCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM làm công việc chuyên môn, xét nghiệm như thế nào thì thông báo kết quả như vậy. Y bác sĩ có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp không thể thay đổi kết quả. Và họ giấu để làm gì? Trong khi giấu mới là hành vi vi phạm pháp luật.
Chính quyền cũng không có lý do gì giấu dịch, vì càng giấu thì càng bị lây lan, càng không thể kiểm soát. Những trường hợp bị lây nhiễm và có dấu hiệu bị lây nhiễm ở Thanh Hóa, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc đều được công khai và tập trung nguồn lực chữa trị, thì Huế và TPHCM việc gì phải giấu?
Chưa kể, công khai dịch bệnh là an toàn cho cá nhân bác sĩ, cho lãnh đạo chính quyền các địa phương và cho cả cộng đồng. Để cho dịch lây lan thì ai cũng có thể là nạn nhân, kể cả bác sĩ, kể cả quan chức, và đừng quên ai cũng có cha mẹ, vợ con, bạn bè, dòng họ. Không ai dại dột để cho dịch bệnh lây lan và người bị tiếp theo có thể là mình hay người thân của mình.
Vậy thì lấy lý do gì để giấu dịch?
Có thể có trường hợp nào đó bị nhiễm bệnh nhưng chưa phát hiện được, còn cho rằng đã phát hiện được người bị lây nhiễm hay tử vong vì COVID-19 nhưng giấu giếm là không có cơ sở.
Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).