69 tác phẩm được trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 4/1, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2023.

Theo Ban tổ chức, Giải thưởng Văn học nghệ thuật của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là giải thưởng thường niên, đến nay đã tròn 30 mùa giải, ngày càng được mở rộng về quy mô, tập hợp sự tham gia của đông đảo văn nghệ sỹ trên cả nước. Hội đồng Giải thưởng đã lựa chọn được những tác phẩm có chất lượng tốt nhất về nội dung và nghệ thuật, đồng thời vẫn đảm bảo và tôn trọng tính chất tập hợp đội ngũ, phát hiện, bồi dưỡng lực lượng trẻ qua mỗi lần trao giải.

Ban tổ chức cho biết, năm 2023, Hội đồng giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã trao 9 giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc do các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương giới thiệu.

Cụ thể: tác phẩm múa "Lụa mây", biên đạo Nghệ sỹ Nhân dân Phạm Anh Phương (Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam); bộ ảnh "Hạt vàng" gieo những niềm vui của tác giả Nguyễn Hiền Thanh (Lý Anh Lam, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam); sách chuyên khảo "Nghệ thuật viết kịch bản phim truyện truyền hình" của Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Lệnh Hùng Tú (Hội Điện ảnh Việt Nam); tác phẩm mỹ thuật "Thủy Phủ", sơn trên capo của tác giả Trịnh Minh Tiến (Hội Mỹ thuật Việt Nam); công trình Nhà văn hóa bản Bạch Sơn, xã Cam Lâm, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An do kiến trúc sư Công Nguyễn chủ trì thiết kế (Hội Kiến trúc sư Việt Nam); ca khúc "Inh lả về Điện Biên đấy" của nhạc sỹ Vương Khon (Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam); sưu tầm, nghiên cứu "Văn hóa dân gian biển – đảo xứ Thanh" của tác giả Hoàng Bá Tường (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam); hợp xướng "Dáng đứng Ấp Bắc" của tác giả Chung Hữu Phú (Hội Nhạc sỹ Việt Nam); tập tiểu luận phê bình văn học thiếu nhi "Dòng chảy lấp lánh" của tác giả Nguyễn Thanh Tâm (Thanh Tâm Nguyễn, Hội Nhà văn Việt Nam).

Đối với Giải thưởng cho các tác phẩm của các tác giả là hội viên, Hội đồng giải thưởng nhận được 372 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả thuộc 58/63 Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố gửi tham dự. Hội đồng giải thưởng đã lựa chọn và trao 60 giải thưởng cho các tác giả - tác phẩm thuộc 35 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố. Các tác phẩm được trao giải thưởng thuộc các chuyên ngành văn học, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, điện ảnh, nhiếp ảnh, múa, văn nghệ dân gian.

Trong đó, 4 giải A được trao cho các tác giả - tác phẩm: Bức tranh "Ký ức" của tác giả Huỳnh Minh Ngọc (Hội Văn học nghệ thuật An Giang); tập thơ "Một ngày từ bên trong" của các giả Minh Anh (Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh); bộ ảnh "Hoàng hôn Sài Gòn" của tác giả Trần Ngọc Dũng (Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh); tập tản văn "Làm rể miền Tây" của tác giả Nguyễn Hội (Hội Văn học nghệ thuật Long An.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn trao 14 giải B, 19 giải C, 18 giải Khuyến khích và 5 giải dành cho tác giả trẻ.

Phát biểu tại Lễ trao giải, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết: Giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2023 đã lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc trong năm. Những tác phẩm này đã được xuất bản, tham gia triển lãm hoặc được công bố, trình diễn, được công chúng ghi nhận và báo chí đề cập đến.

Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Hồng Quân, giải thưởng lần này đã phản ánh khách quan các tác phẩm văn học nghệ thuật của các tác giả là hội viên của các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố vẫn duy trì và đi theo khuynh hướng truyền thống. Các tác giả trẻ trong thể hiện có tìm tòi, đổi mới nhưng nội dung, chủ đề vẫn bám sát đời sống, hướng đến nét đẹp truyền thống và đạo lý của dân tộc, chứng tỏ bước trưởng thành, phát triển mạnh mẽ của hoạt động sáng tạo, nghiên cứu lý luận, sưu tầm của văn nghệ sỹ các chuyên ngành trong toàn khối ở Trung ương cũng như ở các tỉnh, thành phố.

Các tác phẩm dự giải và đoạt giải cho thấy tâm huyết, tài năng của văn nghệ sỹ vẫn không ngừng nảy nở, hoàn thiện, trong đó đội ngũ tác giả trẻ, tác giả nữ, tác giả là người dân tộc thiểu số đã bộc lộ những tiềm năng đáng trân trọng, cần dày công vun xới để tiếp tục nở rộ, đơm hoa kết trái rực rỡ, Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null