50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 3: Trúng đạn M79, bị mất một mắt vẫn xung phong ra trận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bom đạn của những trận đánh khốc liệt đã cướp đi của ông Nguyễn Văn Toàn (SN 1940, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) một con mắt. Chiến tranh còn “tặng” thêm cho ông hai mảnh đạn đồng.

Hơn 50 năm qua, những mảnh đạn ấy đã trở thành một phần chứng tích của lịch sử, song hành cùng cơ thể của người cựu chiến binh quả cảm.

“Nó là lời nhắc nhở con cháu và thế hệ mai sau về những năm tháng kháng chiến trường kỳ. Cái giá của nền hòa bình, độc lập, tự do, đất nước thống nhất hôm nay phải đánh đổi bằng xương máu của hàng triệu con người Việt Nam qua các thế hệ!”, cựu chiến binh Nguyễn Văn Toàn chia sẻ.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Toàn từng tham gia nhiều trận đánh ác liệt từ năm 1973-1975, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Toàn từng tham gia nhiều trận đánh ác liệt từ năm 1973-1975, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Toàn quê huyện Đại Lộc (Quảng Nam), năm 1955, ông theo cha mẹ vào định cư tại xã Xuân Trường, cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 30km về phía Đông. Đây là vùng đất được bao bọc bởi núi rừng, cũng tiện bề di chuyển xuống duyên hải Nam Trung Bộ qua đèo Sông Pha vào đất tỉnh Ninh Thuận. Xuân Trường trở thành nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện để ta xây dựng căn cứ cách mạng, hoạt động bí mật trong lòng địch. Năm 1964, ông Toàn vào du kích, trở thành người đầu tiên tại địa phương tham gia lực lượng vũ trang và thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của xã Xuân Trường, TP Đà Lạt.

Sau trận tập kích mưu trí, tiêu diệt hơn 10 binh lính, chuyên gia quân sự ngụy tại đài ra đa Trạm Hành, năm 1968 ông Toàn được cấp trên tin tưởng, cử ra Bắc để đào tạo sĩ quan nhằm chuẩn bị nguồn lực cho cuộc chiến lâu dài. Hơn một năm sau, người chiến sĩ ấy được điều động về lại chiến trường miền Nam, nhận nhiệm vụ tại Sư Đoàn 7, chức vụ Đại đội trưởng, trực tiếp chiến đấu tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ. “Đó là khoảng thời gian cực kỳ gian khổ, thiếu thốn đủ đường. Khi đánh địch thì ta công khai chiến đấu nhưng hoạt động thì phải tuyệt đối giữ bí mật!..”, ông Toàn kể.

Từ năm 1973, khi lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh, được tổ chức bài bản, các đơn vị nằm vùng sẵn sàng giao tranh với địch để mở rộng địa bàn hoạt động. Đường 13, từ biên giới Campuchia về Bình Phước, Bình Dương tới Sài Gòn khi đó trở thành “con đường máu” với những trận chiến khốc liệt, một mất một còn giữa ta và địch. “Rất nhiều chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh!.. Quân địch đông áp đảo, khí tài vô cùng hiện đại. Mỗi khi hành quân, chúng thường cho xe tăng, xe bọc thép đi trước càn quét để mở đường, theo sau mới là xe chở quân đổ bộ. Ta chủ yếu đánh du kích, lấy yếu đánh mạnh. So sánh tương quan lực lượng hai bên quá chênh lệch nhưng quân ta chiến đấu vô cùng dũng cảm không sợ hy sinh!..”, ông Toàn rưng rưng khi kể lại một phần của lịch sử chiến tranh tàn khốc.

Đầu năm 1973, Sư đoàn 7 quyết định mở mặt trận tại Lộc Ninh nhằm mở rộng vùng hoạt động tại khu vực giáp với biên giới với Campuchia, chuẩn bị các điều kiện để giao tranh lâu dài với địch. Ta từ hướng biên giới “mở đường máu”, đánh thẳng vào các đơn vị đồn trú của địch dọc đường 13 nhằm tạo ra một hành lang tương đối an toàn để thực hiện kế hoạch lâu dài. Hai bên đánh nhau, giằng co quyết liệt nhằm giành lợi thế trên chiến trường. Sau nhiều ngày giao tranh, quân ta chiến đấu kiên cường, rất nhiều chiến sĩ đã dũng cảm hy sinh. Phía địch thiệt hại vô cùng lớn, trước nguy cơ thất thủ, địch huy động lực lượng, phương tiện đóng tại cửa ngõ Sài Gòn kéo lên bổ sung quân. Sau nhiều ngày chiến đấu, cả ta và địch liên tục tăng quân tiếp viện, hỗ trợ cho các đơn vị trực tiếp chiến đấu.

Trong trận đánh khốc liệt, kéo dài nhiều ngày này, chiến sĩ Nguyễn Văn Toàn trúng đạn M79 của địch, bị thương rất nặng, được đồng đội giải cứu đưa về hậu tuyến. Khi tỉnh dậy, mắt phải của ông Toàn không còn nhìn thấy ánh sáng, trên người là vô số vết thương do bom đạn gây ra. Chiến trường thiếu thốn thuốc men, không đủ điều kiện để điều trị, vết thương của ông ngày càng nghiêm trọng. Cấp trên chỉ đạo phải đưa ngay chiến sĩ Nguyễn Văn Toàn ra Bắc để điều trị để cứu giữ tính mạng.

Sau 7 ngày đêm di chuyển, bí mật vượt qua nhiều phòng tuyến của quân địch, ông Toàn được đưa ra Hà Nội. Dù vậy, các bác sĩ cũng không thể cứu được mắt phải của ông. Hai mảnh đạn bằng đồng được phát hiện vẫn còn ghim sâu ở vùng mắt phải. Vì thiếu thốn thuốc men, dụng cụ phẫu thuật, cũng may là vết thương của ông Toàn dần tự lành nhưng hai mảnh đạn thì vẫn chưa được lấy ra. Đầu năm 1975, các đơn vị của Quân Đoàn 1 dồn dập tuyển quân, đổ binh lính vào chiến trường miền Nam. Hàng loạt trận đánh lớn chưa từng có đã mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong thời khắc cả nước vì miền Nam ruột thịt, bỏ lại người vợ mới cưới trong thời gian ở Hà Nội điều trị vết thương, thương binh Nguyễn Văn Toàn lại hăm hở trở về chiến trường khốc liệt với biệt danh “Toàn một mắt”.

Đầu tháng 4/1975, ông Toàn nhận nhiệm vụ C trưởng C3, Tiểu đoàn đặc công 200C, Quân khu 6, chiến đấu tại Bình Thuận. “Đây là đơn vị chủ công, chiến đấu thường xuyên với quân địch, đánh những trận then chốt, quyết định trong các chiến dịch của Quân khu 6 hoặc độc lập tác chiến vào những căn cứ chiến lược và hậu cứ của Mỹ - Ngụy!..”, ông Toàn cho biết. Thời điểm này, quân địch thất thủ tại nhiều mặt trận, rút quân co cụm, cố thủ tại các tỉnh lân cận và cửa ngõ Sài Gòn, xây dựng nơi đây thành tuyến phòng thủ vững chắc nhằm đối phó với Quân Giải phóng. Mặc dù quân địch đông đảo với vũ khí hiện đại nhưng là đám quân rệu rã được hợp thành từ các đơn vị thua trận, bị quân ta đánh cho tơi tả nên đã mất hết tinh thần chiến đấu. Những ngày cuối tháng 4/1975, khi bị quân ta bao vây, ào ạt tấn công, địch nổ súng chống trả yếu ớt và tháo chạy thoát thân, kẻ giơ tay đầu hàng.

Cùng đồng đội đánh bại quân địch ở Bình Thuận, ông Nguyễn Văn Toàn ngược lên quê nhà Đà Lạt cũng là thời điểm quân địch ở đây đang bước vào thời kỳ khủng hoảng tột độ. Trước nguy cơ bị quân ta bao vây, từ cuối tháng 3/1975, hơn 15.000 quân địch bắt đầu rút khỏi Đà Lạt - Tuyên Đức, co về Sài Gòn cố thủ. Chớp thời cơ, các đơn vị của ta nhanh chóng chiếm lĩnh đường 11, làm chủ Cầu Đất - Xuân Trường, theo đường 11 kéo lên Đà Lạt. Ngày 3/4/1975, Tiểu đoàn 186, 840, sau khi giải phóng Di Linh, chiếm Tùng Nghĩa, theo đường 20 từ Đức Trọng cũng lên Đà Lạt. Khoảng 8h, ngày 3/4/1975, lực lượng của ta tiến vào tiếp quản Tòa Hành chính tỉnh Tuyên Đức, chính quyền ngụy chính thức sụp đổ.

Sau năm 1975, ông Nguyễn Văn Toàn giữ chức vụ Huyện đội phó huyện Đơn Dương, chính trị viên huyện Đơn Dương cho tới năm 1987 nghỉ hưu với quân hàm thiếu tá. Với những thành tích đạt được trong thời kỳ chiến tranh cũng như thời bình, ông Nguyễn Văn Toàn đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, trao tặng nhiều danh hiệu cao quý.

Theo Khắc Lịch (CANDO)

Có thể bạn quan tâm

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null