50 năm lãnh tụ Cuba Fidel Castro thăm Quảng Trị - Kỳ cuối: Công viên Fidel, thắm tình hữu nghị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Công viên Fidel Castro tại trung tâm Đông Hà, thành phố tỉnh lỵ Quảng Trị là công trình văn hóa hữu nghị Việt Nam-Cuba. Đây là một công trình văn hóa mang ý nghĩa lịch sử, ghi nhận tình cảm đặc biệt, sự ủng hộ của lãnh tụ Cuba Fidel Castro đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc trường chinh đánh Mỹ.

Công viên Fidel Castro có diện tích trên 16,15 ha, kinh phí xây dựng 115 tỷ đồng, khánh thành đưa vào hoạt động ngày 15/9/2018, nhân kỷ niệm 45 năm Ngày lãnh tụ Cuba Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng Quảng Trị. Công viên tọa lạc tại phường 1 và phường 3 của TP Đông Hà.

Công viên được thiết kế theo hướng không gian mở, tạo sự lan tỏa trong phát triển đô thị TP Đông Hà hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường. Giữa khuôn viên là bức tượng bán thân Chủ tịch Fidel Castro cao 1,45m, rộng 0,8m. Dưới bức tượng ghi câu nói nổi tiếng của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.

Công viên Fidel Castro

Công viên Fidel Castro

Ông Lê Văn Chiến làm bảo vệ ở Công viên Fidel, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm. Ông vừa đi dạo bộ vừa quan sát và nhắc nhở mọi người không được giẫm lên cỏ, không vẽ bẩn lên tường, giữ gìn vệ sinh chung. Ông Chiến cho biết, từ 18-21 giờ là thời gian người dân đến công viên đông nhất. Hầu hết người dân đều nắm rõ ý nghĩa của công trình này là để ghi nhớ, tôn vinh lãnh tụ Fidel Castro.

Năm 1973, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang trong thời kỳ ác liệt, lãnh tụ Cuba Fidel Castro vượt tuyến lửa đến thăm Quảng Trị, là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm vùng giải phóng của Việt Nam. Chuyến thăm lịch sử bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm của lãnh tụ Cuba để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong lòng người dân Quảng Trị. “Năm 1973, tôi được tham gia đội văn nghệ biểu diễn chào mừng Chủ tịch Fidel Castro đến thăm tại nhà Giao tế Vĩnh Linh, đó là một kỷ niệm đáng nhớ. Nay làm bảo vệ công viên mang tên ông, tôi rất tự hào”, ông Chiến chia sẻ.

Công viên Fidel là một công trình thể hiện tình cảm của nhân dân Quảng Trị đối với lãnh tụ Cuba Fidel Castro, người bạn lớn, người đồng chí, anh em vô cùng gần gũi và thân thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

9 cây cọ hoàng gia được trồng trong khuôn viên Công viên Fidel Castro, tượng trưng cho sự trường cửu, cho số tuổi 90 của lãnh tụ Fidel Castro. Ở Cuba, cọ hoàng gia tượng trưng cho tính khí ngay thẳng và khả năng phục hồi bất khuất của đất nước này.

Qua lời kể của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị Đào Mạnh Hùng, trong thời gian Công viên trung tâm TP Đông Hà đang thi công tháng 11/2016 thì nghe tin lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua đời. Để thể hiện tình cảm với vị lãnh tụ nước ngoài đầu tiên đến thăm Quảng Trị sau ngày giải phóng, đồng thời nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Cuba, tỉnh Quảng Trị có nguyện vọng và báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư Trung ương Đảng cho phép lấy tên Chủ tịch Fidel Castro để đặt tên cho công viên mà Quảng Trị đang xây dựng. Đây là một trong những nơi mà lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã đến thăm vào tháng 9/1973. Nguyện vọng của tỉnh đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Salvador Valdés Mesa trồng cây lưu niệm trong Công viên Fidel Castro ở TP Đông Hà, ngày 15/9/2018

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Salvador Valdés Mesa trồng cây lưu niệm trong Công viên Fidel Castro ở TP Đông Hà, ngày 15/9/2018

Tượng bán thân Fidel Castro

Tượng bán thân Fidel Castro

Tôi nhớ 5 năm trước, ngày 15/9/2018, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ khánh thành Công viên mang tên Fidel tại TP Đông Hà. Đến dự có Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Cộng hòa Cuba do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Salvador Valdés Mesa dẫn đầu. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Trương Thị Mai, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Cuba cùng nhiều quan khách Việt Nam và Cuba.

“Sau phiên họp bất thường của HĐND tỉnh Quảng Trị ngày 12/9/2018 để thông qua nghị quyết về việc đặt tên Công viên Fidel, với tỷ lệ nhất trí 100%, công viên tại TP Đông Hà chính thức mang tên lãnh tụ Cuba Fidel Castro”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị HÀ SỸ ĐỒNG

Tại lễ khánh thành, bà Trương Thị Mai đánh giá cao và biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã phối hợp các bộ, ngành liên quan cũng như vận động các tổ chức, cá nhân, Hội Hữu nghị Việt Nam-Cuba để triển khai xây dựng công viên, khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Chủ tịch Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam. Điều có ý nghĩa hết sức đặc biệt là công viên khang trang, xinh đẹp này được mang tên đồng chí Fidel Castro, vị lãnh tụ huyền thoại của cách mạng Cuba, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam.

Người đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng và cùng nhiều thế hệ lãnh đạo Việt Nam dày công vun đắp cho mối quan hệ truyền thống đoàn kết, thủy chung, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Cuba trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam. Lãnh đạo Fidel Castro và những người anh em Cuba đã luôn kề vai, sát cánh đoàn kết, chia sẻ, ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam bằng những lời nói, bằng những hành động cụ thể, thiết thực, chí nghĩa, chí tình như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, Việt Nam-Cuba tuy ở cách xa nhưng như anh em một nhà.

“Những ngày vừa qua, đoàn đại biểu của đồng chí Salvador Valdés Mesa cùng đoàn đại biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã đi lại con đường mà Chủ tịch Fidel Castro đã đi qua. Những địa điểm ngày xưa, nay đã thay bằng cuộc sống mới trên mảnh đất đã được hồi sinh, mảnh đất đang phát triển, nhưng trong lòng mỗi người chúng ta những hình ảnh cách đây 45 năm của Chủ tịch Fidel Castro như vẫn còn đó, sống động, hào hùng và mãi mãi”, bà Trương Thị Mai nói.

Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Salvador Valdés Mesa cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã xây dựng Công viên Fidel để bày tỏ sự kính trọng đối với nhà lãnh đạo lịch sử của cách mạng Cuba, Tổng tư lệnh Fidel Castro.

Ông Salvador Valdés Mesa nói, lúc Tổng tư lệnh Fidel Castro sang thăm địa danh lịch sử này cách đây tròn 45 năm, Người đã bày tỏ niềm tin xác đáng rằng, nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn...

Công viên này là một ví dụ của ước mơ đã trở thành hiện thực của cả hai lãnh tụ vĩ đại, mặc dù cả hai lãnh tụ chưa có dịp gặp gỡ nhau trực tiếp nhưng cùng chia sẻ những ý tưởng chung trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công viên Fidel sẽ trở thành một biểu tượng sinh động, sâu sắc của tình hữu nghị giữa Cuba-Việt Nam và Chủ tịch Fidel luôn nằm trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam...

Link bài gốc: https://tienphong.vn/50-nam-lanh-tu-cuba-fidel-castro-tham-quang-tri-ky-cuoi-cong-vien-fidel-tham-tinh-huu-nghi-post1572373.tpo

Có thể bạn quan tâm

Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người - Bài 1: Những cuộc đời bị đánh cắp

Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người - Bài 1: Những cuộc đời bị đánh cắp

Nạn mua bán người gây ra những hậu quả không thể đo đếm được khi tước đoạt tương lai, cuộc sống và để lại nỗi đau tận cùng cho nạn nhân, gia đình họ cùng nhiều người khác. Thấu hiểu nỗi đau đó, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và cả hệ thống chính trị quyết liệt đấu tranh với loại tội phạm này. Luật Phòng, chống mua bán người sau hơn 10 năm được Quốc hội thông qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, có ý nghĩa chính trị cả về đối nội, đối ngoại và thể hiện quyết tâm của Việt Nam trước vấn nạn nhức nhối cần loại bỏ.
Sóc, Bẹc dưới bóng mây Tà Xiên

Sóc, Bẹc dưới bóng mây Tà Xiên

Con chó Sóc có màu lông xám pha trắng giống màu gấu trúc, còn con chó Bẹc có lông vàng pha đen. Cả 2 con không phải vật lộn để sinh tồn như con chó Ca Dăng trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nhà văn James Oliver Curwood. Cả 2 con phải quen với mùi hương mới, khi sự đổi thay lan khắp vùng cao xã Ga Ri (Tây Giang).
Phía sau những gánh hàng rong - kỳ 2: Những đêm dài…

Phía sau những gánh hàng rong - kỳ 2: Những đêm dài…

Họ cũng muốn được quây quần bên mâm cơm tối cùng gia đình, được ngủ say trên chiếc giường có chăn ấm, nệm êm. Nhưng cuộc mưu sinh không cho họ lựa chọn nào khác. “Nghề của mình như vậy, đã đâm lao thì phải theo lao. Đời mình không sướng được thì cố để con cháu được sướng thay mình”, chị Lợi, một người bán hàng rong ở bờ hồ Hoàn Kiếm tâm sự...
Mùa thiên di của người

Mùa thiên di của người

Khi những cơn mưa dầm của tháng 11 dần tắt, gió chướng bắt đầu thổi về, mang cái hanh khô, se sắt phủ tràn lên những bạt ngàn cà phê chín đỏ, đó là khi đoàn người thiên di từ khắp các ngả quê đổ về Tây Nguyên. Dù đã nhiều lần đến Tây Nguyên vào mùa gió chướng, gặp những đoàn người thiên di mùa cà phê chín, nhưng tôi vẫn có cảm xúc khó nói hết thành lời…
Lấp lánh những 'vầng trăng khuyết', Kỳ 2: Chim cánh cụt vẫn có thể bay

Lấp lánh những 'vầng trăng khuyết', Kỳ 2: Chim cánh cụt vẫn có thể bay

Từ một người khuyết tật, chị Nguyễn Thị Huyền đến từ Đắk Nông không ngừng nỗ lực vươn lên làm chủ cuộc sống, tạo việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ. Chị chia sẻ: “Đẹp không chỉ ở nhan sắc, đi không chỉ nhờ đôi chân, chim cánh cụt vẫn có thể bay nếu chúng ta đủ niềm tin và nghị lực”.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

(GLO)- Trước khí thế sôi sục của Nhân dân từ nông thôn đến thành thị trên cả nước đang vùng lên như nước vỡ bờ, Tri huyện Tân An Phan Sĩ Sàng đã bỏ trốn; quân đội Nhật lặng lẽ rút khỏi An Khê. Đoàn Thanh niên Chấn Hưng cử anh Trần Thông cùng một số thanh niên cốt cán vào Đồn Bảo an gặp Đội Kiệt để giải thích hiện trạng đất nước, địa phương và đề nghị giải giáp vũ khí, giải tán lính Bảo an ở huyện lỵ.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Ư(GLO)- Đỗ Trạc thường đọc cho bạn bè ở vùng An Sơn nghe trong giai đoạn anh từ Huế trở về quê để chờ thời, chuẩn bị cho một hành trình mới trong đời, đó là những câu đầy trăn trở trước thời cuộc: “Nào ai tỉnh, nào ai say/Lòng ta ta biết, chí ta ta hay/Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ/Hà tất cùng sầu đối cỏ cây…” (Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác-người theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh). Một số thanh niên và trí thức nông thôn ở An Khê bấy giờ đang hoang mang, đứng ở ngã ba đường. Không khí chiến tranh khá ngột ngạt bao trùm khắp nơi, các tổ chức yêu nước bị giặc khủng bố, đàn áp.
Rước rể

Rước rể

Khi cô gái Êđê muốn lấy người con trai ưng ý làm chồng, bên nhà gái phải nhờ ông mai là em trai mẹ hoặc người lớn tuổi trong dòng họ am hiểu luật tục chuẩn bị sính lễ mang đến nhà trai làm lễ hỏi chồng. Sau thời gian 'gửi dâu' từ 2 đến 3 năm, nhà trai chấp thuận sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành rước rể.