50 năm lãnh tụ Cuba Fidel Castro thăm Quảng Trị (1973-2023)

Nửa thế kỷ nặng nghĩa tình - Kỳ 2: Cô con gái nuôi của Fidel

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một trong những câu chuyện được nhiều thế hệ người dân Quảng Trị nhớ nhất, cảm phục nhất về lãnh tụ Cuba Fidel Castro là sự nhân văn, lòng nhân hậu và yêu thương con người vô hạn.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Hồ Sỹ Thản đón Chủ tịch Cuba Fidel Castro tại bờ Nam sông Bến Hải và sáng 15/9/1973. Ảnh: Sỹ Sô

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Hồ Sỹ Thản đón Chủ tịch Cuba Fidel Castro tại bờ Nam sông Bến Hải và sáng 15/9/1973. Ảnh: Sỹ Sô

Sau khi Chủ tịch Fidel Castro rời vị trí đồi Dốc Miếu ở huyện Gio Linh thì đến 14 giờ 6 phút ngày 15/9/1973, ôtô của phái đoàn dừng lại bờ Bắc sông Bến Hải để nghe báo cáo về việc 5 thanh thiếu niên xã Vĩnh Thành (nay là xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh) bị thương bên đường do trúng phải bom mìn. Trong số đó một người bị thương nặng ở bụng, sau này được xác định là nữ dân công 17 tuổi Nguyễn Thị Hương.

Bà Nguyễn Thị Hương, người được Chủ tịch Cuba Fidel Castro đề nghị các bác sĩ của phái đoàn cấp cứu sau sự cố trúng bom bi, phát nổ vào ngày 15/9/1973, hiện ở khu phố 4, phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Bà Nguyễn Thị Hương, người được Chủ tịch Cuba Fidel Castro đề nghị các bác sĩ của phái đoàn cấp cứu sau sự cố trúng bom bi, phát nổ vào ngày 15/9/1973, hiện ở khu phố 4, phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Bà Hương năm nay 67 tuổi, đang sinh sống cùng chồng và con cháu tại khu phố 4, phường 1, TP Đông Hà. Bà Hương nhớ lại... 50 năm trước, chiều 15/9/1973, tại vị trí phía Bắc cầu Hiền Lương, áp bờ sông Bến Hải, lúc ấy chị Hương cùng các thanh niên dân công đang cuốc đất ven đường thì vướng phải bom bi, phát nổ nên bị thương, chị bị thương nặng nhất. Rồi chị cố gắng đứng dậy, ôm bụng chạy mấy bước lên Quốc lộ 1A và ngất xỉu, nằm bên mép đường. Mọi người tìm võng chuẩn bị cáng chị đi cấp cứu. Vừa lúc ấy, một đoàn xe ô tô từ bờ Nam qua khỏi sông Bến Hải bằng cầu phao thấy vụ tai nạn bom mìn nên dừng lại. Sau này chị Hương mới vinh dự được biết, đó là đoàn ô tô của Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ Dốc Miếu ra, lúc vừa kết thúc thăm vùng giải phóng miền Nam tại Quảng Trị. Tai nạn làm chị Hương đứt 8 khúc ruột, đứt động mạch chủ cùng nhiều vết thương nặng khác. Ông José Miguel Miyar Barruecos, bác sĩ riêng của Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm đó kể lại rằng, Chủ tịch Fidel Castro lập tức đề nghị lực lượng y tế của phái đoàn tìm mọi cách cấp cứu cho chị Hương. Sử dụng ô tô của phái đoàn chở chị Hương vào Bệnh viện Vĩnh Linh kịp thời. Tối 15/9/1973, lực lượng y tế của phái đoàn tiếp tục ra Quảng Bình báo cáo đầy đủ sự việc cấp cứu các thanh thiếu niên bị thương cho Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng biết. Gần 1 tháng sau, sức khỏe chị Hương dần dần hồi phục và ra viện. Một thời gian sau nữa, chị Hương nhận được giấy mời lên Ủy ban xã nhận quà. Chị không tin nổi mắt mình bởi đó là món quà của Chủ tịch Cuba Fidel Castro gửi tặng.

Chủ tịch Fidel Castro đến thị xã Đông Hà 15/9/1973. Ảnh: Sỹ Sô

Chủ tịch Fidel Castro đến thị xã Đông Hà 15/9/1973. Ảnh: Sỹ Sô

Sau này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin kể, lúc đang là cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba, ông được Đại sứ Hà Văn Lâu giao trách nhiệm đích thân gói quà của Fidel Castro gửi về cho chị Hương. Những năm sau đó, nhiều đoàn lãnh đạo Cuba sang thăm Việt Nam, vào thăm Vĩnh Linh. Theo yêu cầu của Chủ tịch Fidel Castro đoàn đã đến gặp, tặng quà, chụp ảnh các cháu thanh thiếu niên bị thương hôm đó được đoàn cấp cứu để về báo cáo Fidel Castro. Mỗi lần có sự kiện liên quan, chị Hương đều gửi đặc sản tiêu khô Quảng Trị sang tặng ông.

“Chủ tịch Fidel Castro ngưỡng mộ dân tộc Việt Nam hơn khi đặt chân đến mảnh đất anh hùng Quảng Trị. Nhân dân Quảng Trị có tình cảm và sự ngưỡng mộ đặc biệt với Chủ tịch Fidel Castro. Cũng bởi đạo lý ấy mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã từ lâu luôn xem việc đoàn kết, ủng hộ và hợp tác với Cuba là một nguyên tắc, một mệnh lệnh của trái tim; dành cho đất nước anh em Cuba sự ủng hộ hết lòng”.

Đại tá Trần Văn Thà

“Nhớ lại ngày mình bị thương đến ngày hôm nay mình còn tồn tại và cuộc sống ổn định, có chồng, có con, mình coi Chủ tịch Fidel như là người cha của mình đã sinh mình ra lần thứ hai”, bà Nguyễn Thị Hương bồi hồi nhớ lại. Trong nhà bà Hương lập hai bàn thờ, để thờ người sinh ra mình và thờ người trả lại sự sống cho mình, đó là lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Càng gần đến dịp Kỷ niệm 50 năm lãnh tụ Fidel Castro thăm vùng giải phóng Quảng Trị 1973, bà Hương càng bận rộn, vì tiếp nhiều đoàn khách, trong đó phần nhiều là nhà báo và những đoàn khách đến từ Cuba anh em. Theo Đại tá Trần Văn Thà, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Đặc khu Vĩnh Linh, câu chuyện về lãnh tụ Fidel Castro thăm hỏi và trực tiếp chỉ đạo cấp cứu cho nữ dân công Nguyễn Thị Hương, thực sự lay động lòng người. Nhân dân ta cảm phục lãnh tụ Cuba ở ý chí kiên cường đấu tranh cho tự do, độc lập và cả lòng yêu thương con người vô hạn.

Ông Trương Sĩ Tiến, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kể lại câu chuyện xúc động về sự hồi sinh của Quảng Trị lúc được gặp trực tiếp lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Đó là vào tháng 12/1995, lần thứ 2 lãnh tụ Fidel Castro sang thăm Việt Nam. Lần đó ông Tiến là một trong những lãnh đạo của tỉnh Quảng Trị ra Hà Nội thăm lãnh tụ Fidel Castro và mang theo hai món quà, gồm một bức ảnh chụp lãnh tụ Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng Quảng Trị năm 1973, và món quà nữa, là 2 kg hạt tiêu. Điều đặc biệt, hạt tiêu kính tặng lãnh tụ Fidel Castro được trồng trên chính Cứ điểm 241 Tân Lâm, nơi mà năm 1973, Fidel Castro đã đến thăm, dự mít tinh và diễn thuyết tại đây. “Món quà nhỏ song hàm ý sâu sắc, vùng đất Quảng Trị đang hồi sinh mạnh mẽ sau chiến tranh như mong muốn của lãnh tụ Fidel Castro. Đón nhận món quà này, lãnh tụ Fidel Castro trầm ngâm trong sự xúc động. Ông như sống lại hồi ức mà những năm trước, ông đã đặt chân đến vùng giải phóng Quảng Trị”, ông Tiến chia sẻ.

Trong chuyến thăm Việt Nam, tháng 9/1973, lãnh tụ Fidel Castro và nhân dân Cuba anh em, đã hỗ trợ Việt Nam 5 công trình kinh tế-xã hội là Khách sạn Thắng Lợi, Bệnh viện Việt Nam-Cuba, đường Xuân Mai, Trại bò Mộc Châu, Trại gà Lương Mỹ. Cuba còn tặng thiết bị và cử chuyên gia cầu đường xây dựng đường Hồ Chí Minh. Lòng nhân hậu, tình cảm và gần gũi cùng sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của lãnh tụ Fidel Castro và nhân dân Cuba cho Việt Nam, một lần nữa khẳng định tinh thần: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.

Ở những nơi Chủ tịch Fidel Castro đến thăm Quảng Trị năm 1973, ngày nay vẫn còn in đậm dấu ấn của ông. Đoạn đường lãnh tụ Cuba đi bộ từ cầu Đông Hà để thị sát lô cốt, vũ khí của địch và chứng kiến nỗ lực của quân và dân ta xây dựng lại quê hương từ đống đổ nát, nay là tuyến đường Trần Hưng Đạo, một trong những tuyến phố sầm uất nhất ở TP Đông Hà. Một trong những địa điểm lãnh tụ Cuba đến thăm trên tuyến đường này hồi năm 1973, bây giờ được xây dựng công viên mang tên Fidel Castro.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.