50 năm lãnh tụ Cuba Fidel Castro thăm Quảng Trị - Kỳ 3: Vun đắp tình đoàn kết, thủy chung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việt Nam và Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 2/12/1960. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro (1926-2016), từng nhận định: “Quan hệ Việt Nam-Cuba là mối quan hệ đặc biệt, không có tiền lệ, là hình mẫu của quan hệ quốc tế”.

Trong lịch sử, Cuba là nước đầu tiên công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tháng 12/1961, là nước đầu tiên thành lập Ủy ban đoàn kết với Việt Nam tháng 9/1963, là nước đầu tiên và duy nhất lập Sứ quán bên cạnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại vùng giải phóng tháng 7/1967. Năm 1967 được Cuba đặt tên là “Năm Việt Nam Anh hùng”. Năm 1972, đê điều ở miền Bắc Việt Nam trở thành mục tiêu phá hoại của đế quốc Mỹ, Cuba đã lấy ngày 28/8/1972 làm “Ngày đê điều” và phát động chiến dịch tuyên truyền mới tố cáo tội ác đế quốc. Fidel Castro một lần nữa khẳng định: “Tình đoàn kết của chúng ta, niềm tin của chúng ta đối với nhân dân Việt Nam và ban lãnh đạo Việt Nam là vô điều kiện và tuyệt đối”.

Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm thị xã Đông Hà năm 1973 Ảnh: SỸ SÔ
Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm thị xã Đông Hà năm 1973 Ảnh: SỸ SÔ

Ông Nguyễn Minh Kỳ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, người tham gia đầy đủ sự kiện Fidel đến thăm vùng giải phóng đầu tiên của miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị tháng 9/1973, chia sẻ rằng, những năm đó, Cuba khó khăn, đời sống nhân dân gặp nhiều thiếu thốn, có kẻ ác ý tung tin dân Cuba thiếu đường, thiếu sữa là vì có bao nhiêu Fidel gửi cả cho Việt Nam. Song, trong một cuộc mít tinh quần chúng với hàng chục vạn người tham gia tại thủ đô La Habana, Fidel Castro đã nói: “Đáng tiếc là chúng ta, những người Cuba, không có đủ đường sữa để gửi cho nhân dân Việt Nam, chứ nếu có, không những đường sữa mà cả máu chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng cho nhân dân Việt Nam”. Câu nói đó thực sự phát ra từ trái tim của Fidel và nhân dân Cuba, cùng với sự giúp đỡ hết lòng của Cuba là một nguồn động viên vô cùng to lớn đối với nhân dân Việt Nam giữa lúc bom đạn ác liệt, khó khăn đủ bề vì cuộc chiến tranh kéo dài. “Càng quý hơn khi chúng ta biết được lúc đó đất nước Cuba đang chịu sự cấm vận, cũng khó khăn mà vẫn sẵn lòng giúp chúng ta vô điều kiện với một tình cảm anh em ruột thịt. Fidel và nhân dân Cuba đã xem cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam như của chính mình”, ông Minh Kỳ bày tỏ.

Đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba do chị Susely Morfa González-Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đến thăm Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, năm 2018

Đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba do chị Susely Morfa González-Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đến thăm Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, năm 2018

Sau lễ mít tinh ở Cứ điểm 241 Tân Lâm cách đây 50 năm, khoảng gần 10 giờ trưa 15/9/1973, Chủ tịch Fidel Castro đã đến thăm Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) đóng tại thị trấn Cam Lộ. Fidel đã trò chuyện, thăm hỏi và ăn trưa cùng với cán bộ ở đây. Anh Hoàng Phước Lãm, cán bộ Trung tâm Văn hóa thông tin huyện Cam Lộ dẫn chúng tôi đến vị trí căn phòng, nơi mà Chủ tịch Fidel Castro từng nằm nghỉ trưa tại di tích Trụ sở Chính phủ CMLTCHMNVN. Căn phòng đó đã từng bị bão số 8 cuốn sập vào tháng 9/1985. Năm 2007, dãy nhà 6 phòng dành cho Đại sứ các nước, trong đó có căn phòng mà Chủ tịch Fidel đã từng ở lại, ở di tích này mới được phục dựng lại. Đó cũng là một việc làm ý nghĩa để lưu giữ sự kiện lịch sử lúc vị lãnh tụ Cuba đến vùng giải phóng. Anh Lãm bảo, những tháng đầu năm 2023 này khách tham quan đến Di tích quốc gia Trụ sở Chính phủ CMLTCHMNVN rất đông bởi cũng thông tin nhân chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Chủ tịch Fidel Castro đến thăm vùng đất lửa Quảng Trị.

Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Cách mạng Cuba Gerardo Hernandez Nordelo (ngoài cùng, bên phải) thắp hương tại Đài tưởng niệm Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị ngày 19/5/2023
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Cách mạng Cuba Gerardo Hernandez Nordelo (ngoài cùng, bên phải) thắp hương tại Đài tưởng niệm Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị ngày 19/5/2023

Tôi nhớ, 5 năm trước, hướng đến Kỷ niệm 45 năm lãnh tụ Fidel Castro thăm vùng giải phóng Quảng Trị năm 1973, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba đã có chuyến đi đến Quảng Trị, thăm những địa điểm mà vị lãnh tụ kính yêu của họ đã từng đặt chân đến 45 năm về trước. Với các bạn trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước Cuba, đây là dịp để thế hệ trẻ hai nước cùng tìm hiểu nhiều hơn về quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do cho mỗi dân tộc, mối quan hệ anh em thủy chung giữa hai nước, đã được các vị cách mạng tiền bối xây dựng. Qua đó để thế hệ trẻ hai nước tiếp tục thực hiện sứ mệnh, cùng vun đắp tình đoàn kết anh em Việt Nam-Cuba ở thì hiện tại và tương lai. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba, chị Susely Morfa González chia sẻ, kỷ niệm 45 năm lãnh tụ Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng Quảng Trị, tuổi trẻ Cuba tổ chức nhiều hoạt động để kỷ niệm sự kiện này. Cũng như ở Việt Nam, tại Cuba thế hệ trẻ thường xuyên được học những bài học lịch sử về cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường, oanh liệt của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó là mối quan hệ gắn bó, sự hỗ trợ chí tình, chí nghĩa giữa hai nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam cho biết, hiện tỉnh Quảng Trị rất quan tâm đến bảo tồn hệ thống di tích và những hoạt động kỷ niệm về sự kiện, lãnh tụ Fidel Castro thăm vùng giải phóng Quảng Trị năm 1973, qua đó góp phần quan trọng vun đắp tình hữu nghị giữa hai nước. Khu di tích Trụ sở Chính phủ CMLTCHMNVN, một trong những nơi lãnh tụ Cuba đến thăm năm 1973, vẫn còn dấu ấn sâu đậm của ông. Trên tấm bia ở khu di tích đã khắc ghi sự kiện lịch sử lãnh tụ Fidel Castro đến nơi này thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta. Trong phòng trưng bày hiện vật ở khu di tích, những bức ảnh về lãnh tụ Cuba thăm vùng giải phóng Quảng Trị năm 1973 được treo ở vị trí trang trọng nhất. Di tích Căn cứ 241 Tân Lâm, cầu Hiền Lương..., những nơi lãnh tụ Cuba in đậm dấu ấn năm xưa, ngày càng được tôn tạo. Các hoạt động thường niên như: Mít tinh, kỷ niệm, triển lãm ảnh, chiếu phim tư liệu… về lãnh tụ Fidel Castro thăm vùng giải phóng Quảng Trị năm 1973 và đất nước Cuba tươi đẹp, cũng góp phần quan trọng giáo dục thế trẻ giữ gìn và vun đắp tình đoàn kết Việt Nam-Cuba anh em. Điều đó minh chứng nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Quảng Trị nói riêng, không ngừng nỗ lực tăng cường hơn nữa tình anh em mẫu mực và trong sáng với nhân dân Cuba.

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Trị, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández chuẩn bị dẫn đầu đoàn sang Việt Nam dự kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Chủ tịch Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị (9/1973 - 9/2023), Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Ủy ban Cuba đoàn kết với miền Nam Việt Nam (25/9/1963 - 25/9/2023). Chương trình sẽ diễn ra ngày 26/9.

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.