5 mẹo uống cà phê thêm bổ dưỡng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hãy uống một cốc nước trước khi uống cà phê, sử dụng sữa hữu cơ nếu thích dùng cà phê sữa, thêm một chút quế hay gừng...
 
Cà phê không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cung cấp chất chống oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường tuýp 2, parkinson, ung thư ruột, ung thư vú. Dưới đây là 5 mẹo để tối đa hóa lợi ích của cà phê, theo Health. 
Uống nước trước khi uống cà phê
Dù là chất lợi tiểu (làm mất chất lỏng), cà phê được cơ thể giữ lại ở mức nhất định khiến bạn không thấy khát và quên uống nước. Tốt nhất, hãy uống ít nhất một cốc nước trắng trước khi dùng cà phê để đảm bảo không bị thiếu nước.
Tránh xa chất tạo ngọt nhân tạo
Chất tạo ngọt nhân tạo không chứa calo nhưng thúc đẩy cảm giác thèm ăn, liên quan đến nguy cơ béo phì và tiểu đường tuýp 2. Thay vì chất tạo ngọt nhân tạo, bạn hãy cho một chút đường vào cà phê. 
Giảm lượng đường
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị mỗi ngày con người chỉ nên dùng tối đa 6 thìa đường. Để đảm bảo không hấp thụ quá mức, khi uống cà phê, bạn chỉ nên bỏ một thìa đường. Trường hợp cho thêm sữa hoặc kem ngọt, hãy bỏ hoàn toàn đường cát.
Dùng sữa hữu cơ hoặc sữa thực vật
Nếu là người thích cà phê sữa, bạn hãy ưu tiên sữa hữu cơ bởi nó chứa nhiều dưỡng chất và omega 3 hơn.
Một lựa chọn khác cho bạn là sữa có nguồn gốc thực vật được làm từ hạnh nhân, dừa, điều. Chúng hoàn toàn tự nhiên, ít calo và cung cấp các chất béo tốt cho tim mạch. 
Thêm quế và các loại gia vị
Một trong những mẹo tốt nhất để giảm đường khi uống cà phê là thêm vào các gia vị như quế, gừng, nhục đậu khấu, đinh hương. Bằng cách này, cà phê của bạn không chỉ tăng thêm hương vị mà còn dồi dào chất chống oxy hóa. 
Minh Nhật (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.