45.000 tàu cá nằm bờ, 45.000 còn lại chờ treo tàu vì giá dầu trên trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
40 cho đến 55% trong số 90.000 tàu cá trên cả nước đang nằm bờ vì giá dầu cao đến không chịu nổi. Con số chưa từng có. Thế nửa còn lại thì sao?
 
Một hình ảnh rất buồn về ngư dân và tàu cá khi giá dầu tăng 60,5% và chi phí tăng gần 50% sau chỉ 6 tháng. Ảnh: Hữu Long
Một hình ảnh rất buồn về ngư dân và tàu cá khi giá dầu tăng 60,5% và chi phí tăng gần 50% sau chỉ 6 tháng. Ảnh: Hữu Long
Ở Khánh Hoà, các ngư dân Hòn Rớ tính toán: Mỗi chuyến vươn khơi 10-15 ngày, mỗi đôi tàu cần 1.000 cây đá, lương thực thực phẩm và 14.000 lít dầu.
Dầu, nhiên liệu chính của tàu cá, chiếm từ 45-60% chi phí đầu vào.
Vào thời điểm giá dầu 21.000 đồng/lít, tàu cá đã nằm bờ la liệt khi chi phí tăng lên đến “tiền trăm triệu”.
Và giờ thì thôi! Thì coi như bỏ.
15h ngày 13.6, giá dầu tăng 2.626 đồng/lít. Tới 21.6, tăng tiếp 900 đồng/lít để 7 lần liên tiếp phá mốc lịch sử- vượt ngưỡng lên 30.010 đồng/lít.
Hôm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có báo cáo với những con số phản ánh sự bế tắc của ngư dân.
Nhu cầu xăng, dầu cho hoạt động khai thác thủy sản trung bình khoảng 330 triệu lít/tháng, trong khi giá dầu diesel 0.05S - nhiên liệu chính cho tàu khai thác thủy sản - ngày 25.12.2021 là 17.579 đồng/lít, đến ngày 20.6.2022 là 29.020 đồng/lít, tăng thêm 11.441 đồng/lít. Tức là 6 tháng tăng 60,5%.
Với lượng tiêu thụ khoảng 330 triệu lít/tháng, cơn sốt giá chưa từng có này đã đẩy chi phí nhiên liệu tăng thêm 3.776 tỉ đồng/tháng.
Chưa kể là giá các mặt hàng phục vụ cho khai thác thuỷ sản cũng tăng 10-15% khiến chi phí đầu vào tăng từ 35 - 48%. Trong khi, giá bán hải sản “tăng không đáng kể”.
Câu hỏi đúng sẽ là: Ngoài hơn 45.000 tàu cá nằm bờ, số còn lại đang thoi thóp ở đâu khi giá xăng dầu đã ăn hết lời, ăn đến cả vốn rồi?!
Phải nhắc lại là Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên từng hứa: Sẽ có công cụ chính sách an sinh giúp dân trong trường hợp đặc biệt mà giá đầu vào tăng cao hoặc xăng dầu quá cao. Và giờ giá nhiên liệu đã tăng 60,5%, chi phí đầu vào tăng ngót 50% trong chỉ 6 tháng nhưng vẫn chưa thấy “công cụ” đó đâu.
Cảm ơn Bộ Nông nghiệp đã nhắc giúp ngư dân khi công văn tình hình rất tình hình này được gửi cả tới Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nhưng địa chỉ đúng được gửi tới đáng lẽ phải là Chính phủ, tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hoặc ít nhất cũng gửi tới Bộ Tài chính. Những cơ quan có thẩm quyền về thuế!
Chứ một chính sách an sinh nào đó không phải là chìa khoá để giải quyết vấn đề nằm bờ. La liệt.
45.000 con tàu, hàng chục vạn ngư dân…Trong khi tới “tháng 8”, giá dầu họa hoằn với giảm… 500 đồng/lít. Trong khi nhãn tiền là kỳ điều hành trong 4 ngày tới. Trong khi đến tháng 8 còn tới 3-4 lần “điều chỉnh giá”.
Lúc đó thì 45.000 con tàu, thì một nửa còn lại liệu đã treo nốt chưa?!
Theo Đào Tuấn (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...