Emagazine

E-magazine 30 năm “gieo chữ” vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đón chúng tôi giữa cái nắng gay gắt của vùng biên, thầy Nguyễn Văn Cương tươi cười giới thiệu khách với học trò. Thấy người lạ, các em bẽn lẽn núp sau lưng thầy. Đưa tay xoa đầu trò nhỏ, thầy Cương vui vẻ chia sẻ: “Chính tình yêu với những đứa trẻ mà tôi đã nguyện gắn bó với vùng đất này”.

Năm 1998, thầy Nguyễn Văn Cương rời quê hương Nam Định vào nhận công tác tại xã biên giới Ia O. Đó là điểm trường làng với phòng học mái tranh, vách nứa, nền đất bụi đỏ phủ dày. Đã quá giờ vào lớp gần 1 tiếng đồng hồ nhưng cũng chỉ có 5-7 em học sinh người Jrai. Lúc ấy, thầy Cương hết đi vào lại đi ra, dõi mắt về phía khoảng sân rộng vắng, mong nhìn thấy bóng dáng học trò. Buổi học đầu tiên trôi đi trong bỡ ngỡ, xa cách của cả thầy và trò.

Với mong muốn giúp dân làng dần thay đổi nếp nghĩ, đôi bàn chân của thầy Cương đã chai sạn bởi vô số lần leo đồi, lội suối đến từng ruộng rẫy heo hút để vận động phụ huynh cho con em tới lớp. Không biết bao lần thầy cảm thấy tủi thân khi nhìn lớp học vắng hơn nửa số học sinh. Thầy Cương kể: “Tôi nhớ nhất là những hôm có giờ kiểm tra hay những buổi thi giữa học kỳ, cuối học kỳ. Mặc dù buổi tối hôm trước, tôi đã đến từng nhà dặn dò học sinh tới trường để làm bài đầy đủ, đúng giờ, nhưng khi đã gần tới giờ thi, lớp học vẫn trống huơ. Tôi lại phải lật đật lội bộ đến từng ruộng lúa, rẫy mì để tìm học sinh. Dần dần, tôi cũng thuộc lòng con đường đến rẫy của gia đình từng em. Những lần đi vận động học trò đến lớp, chứng kiến cảnh gia đình nhiều em cơm không đủ no, áo chưa đủ ấm, tôi thương lắm. Vậy nên, dù có khó khăn, vất vả, tôi cũng cố gắng giúp các em đến trường. Có gói bánh, bao gạo, tôi mang tới cho học trò nghèo. Em nào thiếu sách, thiếu vở, tôi sẽ mua cho”.

Gần 30 năm dạy học thì có tới 23 năm thầy Cương gắn bó với các em học sinh lớp 1. Vì hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, hầu hết các em nhỏ ở đây không theo học mẫu giáo, nhiều em nhút nhát, tiếng Việt còn hạn chế. Bởi thế, giáo án của thầy luôn đảm bảo chương trình “vừa dạy vừa dỗ”. Hầu như sáng nào, thầy cũng ra tận cổng trường để đón các em vào lớp. Có em vừa khóc vừa bám chặt lấy mẹ không rời. Thầy Cương phải kiên nhẫn cùng các em dạo quanh sân trường, vừa đi vừa nói chuyện về những bông hoa, những chú chim… để tạo niềm vui cho trẻ.

Nhiều năm qua, thầy Cương là người “đưa đò” thầm lặng cho biết bao thế hệ học trò nơi biên viễn. Khi học trò trưởng thành, thầy là người mà các em thầm cảm ơn và hướng về. Em Rơ Lan Huyền (SN 2005, làng Sung O-Boòng Nga) là cô học trò mà thầy Cương từng nhiều lần tới nhà vận động tiếp tục đi học. Hiện nay, Huyền đang theo học ngành Giáo dục Tiểu học tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Vừa qua, em vinh dự là 1 trong 2 bạn trẻ của tỉnh được tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X và được nhận bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và công tác năm 2023. Để có được thành tích này, Huyền thầm cảm ơn công lao mà người thầy giáo trường làng đã tiếp sức cho mình trên con đường chinh phục tri thức. Huyền chia sẻ: “Em nhớ mãi những hôm thầy tới nhà vận động bố mẹ cho em tiếp tục tới lớp, nhớ mãi những lần thầy nắm tay uốn nắn từng con chữ. Rồi thầy dõi theo khích lệ, động viên em khi chọn ngành học. Thầy chính là người tiếp cho em động lực để tự tin bước tới tương lai tươi sáng”.

Đó là tâm sự của thầy Cương khi ngắm nhìn khuôn viên điểm trường làng Sung O-Boòng Nga được che bóng mát bởi rất nhiều cây xanh. Tất cả chúng đều do một tay thầy Cương xới đất, gieo mầm. Cùng các bạn ngồi dưới bóng cây bằng lăng tím, em Rơ Lan Bíu (lớp 1B) cười hồn nhiên và gọi lớn: “Chúng ta cùng giúp thầy lấy nước tưới cây và nhổ cỏ các bạn nhé”. Với Bíu và các bạn, mỗi cây xanh thầy Cương trồng đều đẹp và cho hoa thơm ngát. Các em cũng thêm yêu trường lớp bởi những điều nhỏ bé mà thầy Cương ngày ngày vun xới, chăm sóc.

Nhìn thấy điểm trường hiện diện tại ngôi làng Sung O-Boòng Nga “thay da đổi thịt” theo năm tháng, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Rơ Lan Bơng vui mừng bày tỏ: “Nhờ có sự chung tay của thầy giáo Cương mà ngôi làng của chúng tôi sạch đẹp hơn nhiều. Con cháu của chúng tôi cũng vì thế được học dưới mái trường mát lành. Thầy Cương như người con của làng, ngoài công tác chuyên môn, thầy còn là cán bộ “dân vận khéo”. Trước đây, làng có nhiều gia đình quá khó khăn, phụ huynh bắt con ở nhà để đỡ đần. Nhiều tập tục lạc hậu của đồng bào Jrai vẫn diễn ra và học chữ chưa là mối quan tâm hàng đầu đối với người dân. Những điều đó trở thành rào cản vô hình, khiến con đường “cõng chữ” lên vùng biên của thầy Cương càng thêm gian nan, vất vả. Nhưng với sự chân thành và nhiệt huyết, thầy Cương đã kiên trì bám làng, thấu hiểu được nội tâm, nội tình của phụ huynh học sinh và động viên, thuyết phục họ cho con đến trường học chữ”.

Đặc biệt, để học trò hứng thú hơn với giờ học, thầy Cương đã tự bỏ tiền mua 1 chiếc ti vi thông minh trị giá 12 triệu đồng phục vụ công tác giảng dạy. Thấu hiểu nỗi thiệt thòi của học trò vùng khó, thầy cố gắng từng ngày bù đắp cho các em, làm sao để các em yêu thêm những giờ học và cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Thầy ứng dụng công nghệ thông tin cùng những hình ảnh sinh động, tươi vui, gần gũi để cuốn hút các em.

Thầy Đoàn Quang Hải-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng-cho hay: Gần 30 năm bám điểm trường làng, thầy Cương đã nỗ lực vượt khó để có được như ngày hôm nay. Thầy luôn thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, luôn quan tâm và đi đầu trong công tác cải tạo cảnh quan của điểm trường, giúp cho điểm trường luôn xanh-sạch-đẹp, an toàn. Thầy luôn nhẫn nại, điềm tĩnh để quan tâm, gần gũi học sinh, rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho các em, luôn nỗ lực hết mình để giáo dục học sinh phát triển toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.