3 chính sách mới có hiệu lực từ 2022 người xây, mua nhà nên biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ 20.1.2022, Thông tư 20/2021/TT-NHNN (Ngân hàng Nhà nước) chính thức có hiệu lực, với nhiều thay đổi về chính sách mua nhà, xây nhà người dân nên nắm rõ.
Vay tối đa 500 triệu đồng để xây nhà
Ngày 20.1.2022, Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 25/2015/TT-NHNN chính thức có hiệu lực. Theo đó, điều chỉnh một số chính sách vay vốn để xây dựng mới, sửa chữa nhà ở xã hội.
Đáng chú ý, người dân chỉ có thể vay tối đa 500 triệu đồng để xây nhà, trong khi Thông tư 25 không ấn định mức vay tối đa của khách hàng khi có nhu cầu vay để xây mới, sửa chữa nhà ở.

Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 25/2015/TT-NHNN chính thức có hiệu lực sẽ điều chỉnh một số chính sách vay vốn để xây dựng mới, sửa chữa nhà ở xã hội. Ảnh: LĐO
Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 25/2015/TT-NHNN chính thức có hiệu lực sẽ điều chỉnh một số chính sách vay vốn để xây dựng mới, sửa chữa nhà ở xã hội. Ảnh: LĐO
Vay đến 25 năm để xây nhà ở
Thông tư 20/2021/TT-NHNN quy định khách hàng được vay vốn để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở với thời hạn theo thỏa thuận với ngân hàng, nhưng tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Trong khi đó, trước đây Thông tư 25/2015/TT-NHNN, NHNN Việt Nam chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm, không quy định thời hạn vay tối đa.
Lãi suất cho vay của Thông tư 20 không vượt quá 50% suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ, thay vì chỉ quy định không quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ.
Được vay lãi suất 4,8%/năm để mua nhà
Cùng thời điểm với Thông tư 20/2021/TT-NHNN, NHNN Việt Nam cũng đưa ra Quyết định 1956/QĐ-NHNN, trong đó ấn định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà theo Thông tư 11/2013 là 4,8%/năm.
Mức lãi suất này vẫn được giữ ổn định như năm 2021, nhưng giảm 0,2% so với năm 2019 và năm 2020.
MINH HUY (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null