29 phút kinh hoàng rơi ngược trở lại TĐ của hai phi hành gia Nga-Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai phi hành gia Nga-Mỹ đã thoát chết kỳ diệu sau khi trải qua một vụ nổ tên lửa kinh hoàng lúc đang bay ở tốc độ hơn 7.500km/h hướng tới Trạm Vũ trụ Quốc tế. Họ đã bị rơi ngược trở lại Trái đất trong 29 phút.
 Khoang tàu chở hai nhà du hành rơi xuống Kazakhstan. Ảnh: TASS
Khoang tàu chở hai nhà du hành rơi xuống Kazakhstan. Ảnh: TASS
Phi hành gia người Nga Aleksey Ovchinin và phi hành gia người Mỹ Nick Hague đã trở lại Trái đất an toàn một cách ngoạn mục ngày 11/10. Tên lửa đẩy trên tàu vũ trụ Soyuz chở họ bị hỏng, khiến tàu tự động rơi ngược trở lại ở độ cao 80km.
Theo băng ghi âm ở buồng lái, tên lửa bay với tốc độc hàng nghìn km/h bị lỗi ở khu vực rìa vũ trụ khi đang trong hành trình kéo dài 6 giờ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Khi mới chỉ bay được 119 giây, hai phi hành gia đã rơi vào trạng thái phi trọng lực khi đáng lẽ họ vẫn phải cảm thấy áp lực lúc tăng tốc nhanh.
Đường bay của tàu Soyuz chụp từ ISS. Ảnh: Alexander Gerst
Đường bay của tàu Soyuz chụp từ ISS. Ảnh: Alexander Gerst
Sử dụng dù để giảm tốc độ rơi của tàu, họ đã hạ xuống vị trí cách thành phố Jezkazgan của Kazakhstan 24 km, tức gần 500km so với bãi phóng.
Phi hành gia Ovchinin vẫn bình tĩnh sau khi trải qua quá trình rung lắc dữ dội trên ghế ngồi tàu vũ trụ khi tên lửa đẩy bị lỗi. Ông nói: “Một sự cố với tên lửa đẩy, 2 phút, 45 giây. Chuyến bay thật nhanh”.
 Alexey Ovchinin (giữa bên trái) và Nick Hague (giữa bên phải) ôm người thân sau khi đáp xuống sân bay Krayniy ở Baikonur, Kazakhstan. Ảnh: AFP
Alexey Ovchinin (giữa bên trái) và Nick Hague (giữa bên phải) ôm người thân sau khi đáp xuống sân bay Krayniy ở Baikonur, Kazakhstan. Ảnh: AFP
Nga cho biết đã mở một cuộc điều tra hình sự và đình chỉ mọi chuyến bay của tàu Soyuz. Vụ tai nạn xảy ra vài tuần sau khi phát hiện ra một lỗ trên ISS trong khi giới chức vũ trụ Nga cho rằng có hành vi cố ý phá hoại.
Video ghi lại từ địa điểm phóng tại Baikonur Cosmodrome cho thấy một đám khói dày đặc bốc ra từ tên lửa. Video ghi lại hình ảnh bên trong tàu vũ trụ cho thấy hai nhà du hành bị rung lắc dữ dội.
 Hai nhà du hành trong khoang lái trong quá trình cất cánh.
Hai nhà du hành trong khoang lái trong quá trình cất cánh.
Vụ tai nạn có nét tương tự thảm họa xảy ra với tàu Challenger năm 1986 khi một trong các tên lửa đẩy bị lỗi khi rời bệ phóng, gây ra một vụ nổ giết chết 7 người.
Các nhà du hành đã trải qua hai lần tàu Soyuz bị lỗi trước đó. Một lần năm 1983 khi phi hành đoàn buộc phải thoát khỏi tàu lúc nó nổ trên bệ phóng. Một lần năm 1975 khi tàu Soyuz rơi trở lại Trái đất từ độ cao 144km do tên lửa hỏng, nhưng phi hành đoàn sống sót.
Trong những năm 1960, cũng có một sự cố tương tự như sự cố vừa xảy ra. Năm 2002, một tên lửa đẩy bị lỗi và tên lửa mang theo vệ tinh đã đâm xuống Kazakhstan làm một người trên mặt đất chết.
Tổng cộng tàu Soyuz đã được phóng 745 lần, trong đó 21 lần thất bại. 13 trong số 21 lần đó diễn ra từ năm 2010, khiến người ta nghi ngờ về độ tin cậy của tàu.
Khói bốc lên khi tên lửa đẩy gặp sự cố. Ảnh: AP
Khói bốc lên khi tên lửa đẩy gặp sự cố. Ảnh: AP
Các đội tìm kiếm và cứu hộ đã khẩn trương tới vị trí hai nhà du hành rơi xuống. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA cho rằng tàu Soyuz đã phải tiếp đất ở một góc mạnh hơn thông thường.
Tàu Soyuz là cách duy nhất để đưa người lên ISS vào thời điểm hiện tại. 
Phi hành gia Nick Hague và Ovchinin lên IS thực hiện sứ mệnh trong 6 tháng. Đây là một lần phóng hiếm hoi có hai phi hành gia cùng tham gia.
Một phát ngôn viên NASA cho biết các đội cứu hộ đã tiếp cận hai phi hành gia và họ đã được đưa ra khỏi tàu trong tình trạng tốt.
Hệ thống dù và động cơ tiếp đất của tàu đã hoạt động bình thường cho dù tàu Soyuz và phi hành đoàn phải chịu trọng lực rất lớn trong quá trình hạ cánh.
Nhà du hành Alexander Volkov bình luận: “Họ may mắn vì họ vẫn còn sống. Họ đã lên tới độ cao tương đối nên có thể hạ xuống bằng khoang lái.
 Hai nhà du hành được kiểm tra sức khỏe sau vụ tai nạn. Ảnh: Roscosmos
Hai nhà du hành được kiểm tra sức khỏe sau vụ tai nạn. Ảnh: Roscosmos
Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nga Roscosmos và NASA cho biết tàu Soyuz ba tầng tên lửa đẩy đã đột ngột ngừng hoạt động trong giai đoạn thứ hai.
Hệ thống khẩn của tàu hoạt động như kế hoạch nhưng vụ tai nạn là một thất bại lớn với ngành vũ trụ Nga, nhất là khi Nga có kế hoạch tới Sao Hỏa vào năm sau.
Trong vài năm qua, ngành vũ trụ Nga xảy ra một loạt vấn đề. Nga tiếp tục phụ thuộc vào các tên lửa đẩy thiết kế từ thời Liên Xô để phóng vệ tinh thương mại cũng như đưa phi hành đoàn và hàng hóa lên ISS.
Lỗi phát hiện trong tàu Proton và Soyuz năm 2016 xuất phát từ khâu sản xuất tại nhà máy ở Voronezh. Roscosmos đã trả lại hơn 70 động cơ tên lửa cho nơi sản xuất để thay thế các bộ phận lỗi, khiến quá trình phóng tàu Proton bị gián đoạn cả năm trời, ảnh hưởng tới thị trường của Nga trong phóng vệ tinh thương mại.
Vụ phóng tàu Soyuz ngày 11/10 là lần đầu tiên Nga thất bại trong phóng tàu có người lái kể từ tháng 9/1983.
Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết mọi vụ phóng có người lái sẽ bị đình chỉ chờ điều tra nguyên nhân vụ thất bại vừa rồi. Ông cho biết thêm Nga sẽ chia sẻ mọi thông tin liên quan với Mỹ.
Thùy Dương/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.