25 tỉnh, thành phố Hội thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chủ trì hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc ngày 8-8 tại Thủ đô Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà cho hay: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Bộ đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ TN-MT để lấy ý kiến rộng rãi góp ý sửa đổi.

Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet


Bộ trưởng đề nghi hội thảo tập trung thảo luận làm rõ vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các khoản thu tài chính từ đất được bổ sung; việc mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; vấn đề tập trung, tích tụ đất đai; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm…

Tại hội thảo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Thanh Khuyến đã trình bày những điểm mới của Dự thảo Luật và cho biết về cơ bản bố cục không thay đổi so với Luật hiện hành, có tăng thêm 2 chương. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có tất cả 237 điều. Trong đó, giữ nguyên 48 điều, sửa đổi bổ sung 153 điều, bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều.

Hội thảo thống nhất: yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới là nguồn lực đất đai phải được sử dụng có hiệu quả tổng hợp cao hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước.

 

THẤT SƠN

 

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.