2.000 con "ma men" trên đường: Không thể chỉ phạt là... xong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một năm trước, hai văn bản quan trọng có hiệu lực là Luật phòng chống tác hại của rượu- bia và Nghị định 100 quy định cụ thể mức phạt dành cho những người vi phạm. Thế nhưng, đã đến lúc cần phải có chế tài mạnh hơn bởi vẫn có hàng ngàn con “ma men” lang thang trên đường.
 

 Thanh niên ra đường với nồng độ cồn lên tới 1,164mg/lít khí thở, gấp 3 lần mức ở khung cao nhất. Ảnh chụp màn hình.
Thanh niên ra đường với nồng độ cồn lên tới 1,164mg/lít khí thở, gấp 3 lần mức ở khung cao nhất. Ảnh chụp màn hình.



3 ngày nghỉ Tết Dương lịch, qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 1.947 tài xế vi phạm nồng độ cồn bị phát hiện, xử phạt. Đó mới chỉ là những người bị phát hiện, còn bao nhiêu người uống bia- rượu nhưng vẫn lái xe ra đường thì không thể đếm hết.

Và cũng dịp này, là một câu chuyện được báo Lao Động đăng tải khiến người ta giật mình: một thanh niên quê An Giang bị lực lượng công an giữ lại tại nút giao cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh (P.Tân Thuận Tây, Q.7, TPHCM). Anh này nói rằng do chia tay vợ nên 3 ngày 3 đêm uống rượu, tổng cộng đến 5 lít rượu và 50 lon bia. Kiểm tra nồng độ cồn thì công an đo được 1,164mg/lít khí thở.

Nên nhớ rằng theo Luật, chỉ cần quá 0,4mg/lít khí thở đã bị phạt ở khung cao nhất: bị phạt từ 6 đến 8 triệu đồng, tước bằng 22 đến 24 tháng, giữ xe 7 ngày.

Dù bất kỳ lý do gì, uống từng đó rượu lao xe máy ra đường có thể ngay lập tức gây ra tai nạn. Người thanh niên kia nói rằng: “Chia tay vợ tôi buồn nên tôi muốn đi tự tử. Tôi không muốn ra đường gây tai nạn làm liên luỵ người khác nên cố tình chạy lại đây cho các anh bắt xe giữ làm kỷ niệm”. Đó là sự bao biện.

Và cũng rất nhiều sự bao biện nhuốm mùi men khác rằng: chỉ một lon bia, chỉ một cuộc vui, ngày Tết uống một chút có sao đâu… Nhưng chỉ khi xảy ra tai nạn thì "một chút" ấy gây hoạ cho bao nhiêu người.

3 ngày Tết Dương lịch đã có hơn 40 người ra đi mãi mãi vì tai nạn giao thông tức là đã cao hơn con số 35 người chết vì liên quan đến COVID-19 ở Việt Nam trong cả năm 2020.

Hạn chế những “ma men” lang thang ngoài đường sẵn sàng gây hoạ cho người khác thì cần phải những chế tài nặng hơn, mang tính răn đe chứ không thể xử phạt xong thì hồ sơ lái xe lại như mới.

Ở nhiều quốc gia, việc sử dụng rượu kia khi điều khiển phương tiện giao thông ngoài phạt tiền sẽ phải ngồi tù, lao động công ích, huỷ bằng lái. Ở Việt Nam, Bộ luật Hình sự quy định phạt tù người sử dụng rượu- bia như một tình tiết tăng nặng khi đã gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước mắt vẫn còn là chặng nghỉ tết Nguyên đán với vô vàn những cuộc vui, tất niên, tổng kết cuối năm. Cần ngăn chặn để các ma men không còn dám ra đường. Cụ thể luật hoá để có thể xử lý hình sự cả những người có nồng độ cồn trong máu và khí thở vượt ngưỡng điều khiển phương tiện giao thông kể cả khi chưa gây hậu quả, chứ không phải chỉ phạt là… xong.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/2000-con-ma-men-tren-duong-khong-the-chi-phat-la-xong-867535.ldo

Theo Linh Anh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.