2 trường hợp mua đất không phải sang tên Sổ đỏ năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo quy định của pháp luật, khi mua bán đất bắt buộc phải sang tên Sổ đỏ. Tuy nhiên, có 2 trường hợp mua đất không phải sang tên Sổ đỏ.
''Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định như sau:
Trường hợp 1: Thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Sổ đỏ lần đầu
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp 2 thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:
- Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01/01/2008.
- Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
- Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (không được yêu cầu người mua nộp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực).

Theo quy định của pháp luật, khi mua bán đất bắt buộc phải sang tên Sổ đỏ. Tuy nhiên, có 2 trường hợp mua đất không phải sang tên Sổ đỏ.
Theo quy định của pháp luật, khi mua bán đất bắt buộc phải sang tên Sổ đỏ. Tuy nhiên, có 2 trường hợp mua đất không phải sang tên Sổ đỏ.
Trường hợp 2. Đề nghị cấp Sổ đỏ mới
Khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau:
- Người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có.
- Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển quyền.
Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương 03 số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận trả).
- Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận mới cho bên nhận chuyển quyền.
Trong trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Trên đây là 2 trường hợp mua đất không phải sang tên Sổ đỏ. Mặc dù không phải thực hiện thủ tục đăng ký sang tên nhưng vẫn phải thực hiện theo thủ tục khác và quy định này chỉ áp dụng đối với trường hợp đã nhận chuyển nhượng, tặng cho trước ngày 01/7/2014.''
Theo A.Vũ (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.