12 bước trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo Nghị định, nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: 1- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; 2- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình; 3- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; 4- Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình; 5- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; 6- Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình gồm: 1- Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng; 2- Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng; 3- Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu; 4- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình; 5- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình; 6- Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình;
7- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có); 8- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng; 9- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); 10- Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình; 11- Hoàn trả mặt bằng; 12- Bàn giao công trình xây dựng.
Theo K.L (baophapluat.vn/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

(GLO)- Do hạ tầng chưa đồng bộ và tổ chức giao thông còn bất cập nên tạo ra một số “điểm đen” trên các tuyến đường tránh tại Gia Lai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

(GLO)- Với quan điểm giao thông đi trước mở đường để phát triển nhanh và bền vững, cùng với triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, tỉnh từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.