Ý thức đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) ra quân dẹp nạn chó thả rông sau khi xảy ra vụ chó cắn 2 du khách trọng thương. Nghe "ra quân" thì ai còn thả rông nữa mà dẹp?!

Chuyện chó cắn tưởng chừng như nhỏ nhưng thật ra nó ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân rất lớn, đặc biệt ở đô thị. Chỉ riêng chuyện nên nuôi chó hay không thôi đã từng nổ ra những cuộc tranh luận lớn trên mạng xã hội. Và vấn đề này cũng từng được bàn thảo ở Quốc hội nhưng cũng có không ít ý kiến trái chiều. Người cưng thì chiều chuộng việc nuôi chó, người không cưng thì chẳng quan tâm, còn "nạn nhân" của chó thì kịch liệt lên án.

Thử đưa ra một con số thống kê để cùng đánh giá lại việc này. Theo số liệu của các cơ quan y tế, trung bình mỗi năm tại Việt Nam có đến 400.000 bị chó, mèo cắn. Trong số này có đến 75 người chết vì bệnh dại. Con số này đã đủ thuyết phục để đưa ra những quyết định cứng rắn, bài bản về việc nuôi chó!

Có lẽ mọi người nuôi chó nên tham khảo thêm về hành trình đi đến cái chết của người bị bệnh dại: Họ đau đớn, vật vã, miệng sùi bọt, hoảng hốt với ánh sáng và tiếng động, gào rú đến mấy chục ngày mới tử vong. Trong quá trình khủng khiếp này không một biện pháp y khoa nào có thể can thiệp được. Nói rõ hơn, đa số nạn nhân chết vì bệnh dại là chủ nuôi chó và người thân.

Thú cưng đồng hành và là một phần của cuộc sống con người. Đây là nhu cầu thực tế, tạo thành nét văn hóa xã hội. Nhưng trong từng giai đoạn cần có cách ứng xử phù hợp và trong cuộc sống đô thị hiện đại phải có sự quản lý chặt chẽ. Không thể lấy thú vui của nhóm người này mà hạn chế sinh hoạt tự do của những nhóm người khác. Thả chó chạy rông trong xóm sẽ gây ồn ào và mất vệ sinh công cộng. Mang ra vui chơi ở công viên lại đe dọa đến sự an toàn của người khác, đặc biệt là trẻ em. Nếu bị chó cắn hoặc cào cấu thì liệu trình chích ngừa rất phức tạp. Theo quy định hiện nay, phải chích ngừa 4-5 mũi trong vòng 3 tháng với những chỉ định nghiêm ngặt. Thuốc này gây những tác dụng phụ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Chúng ta đã có quy định về việc nuôi thú cưng rất rõ, nhất là với chó, mèo. Cụ thể: phải đăng ký với cấp phường, xã; chích ngừa cho thú cưng; rọ mõm, xích khi ra ngoài; chủ phải bồi thường khi chó cắn người khác. Những quy định này phần lớn không được các chủ nuôi tuân thủ. Có nhiều trường hợp chủ nuôi hành hung người khác chỉ vì họ ngăn ngừa chó cắn người. Ngay tại TP HCM cũng có nhiều đội bắt chó thả rông và đội này không ít lần bị chủ chó chặn đánh, chửi vì "dám đụng đến con cưng" của họ. Khác với các nước phát triển, tuy rất tôn trọng thú cưng nhưng quản lý cực kỳ nghiêm túc. Chưa cần phải cắn người, chỉ gây ồn ào, thả rông đã bị phạt nặng. Tái phạm có thể đi tù.

Chó cưng là cưng đối với chủ nuôi chứ cảm xúc này không thể áp đặt cho mọi người khác. Với những mối nguy hiểm thường trực này chúng ta không thể thỏa hiệp với những người nuôi chó nhưng không quản lý chặt chẽ. Dù tình cảm đến mức nào, yêu thương chúng đến đâu cũng không thể đánh đổi với mối nguy hại mà chúng có thể gây ra cho người khác.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.