Xuyên tạc, chống phá công cuộc phòng chống dịch Covid-19 - Bài 4: Thông tin sai lệch, bịa đặt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày qua, chúng tôi tiếp tục nhận được một số nội dung phản ánh sai sự thật về công tác phòng chống dịch Covid-19 và chăm lo an sinh tại TPHCM. Một số tờ báo, trang tin điện tử ở nước ngoài đã “phụ họa” theo bằng những bài viết và bình luận được dẫn chứng lại thiếu căn cứ, gây hoài nghi trong dư luận…

Cán bộ Quận đoàn quận 5 chuẩn bị gói an sinh trao tới người dân. Ảnh: Hoàng Hùng
Cán bộ Quận đoàn quận 5 chuẩn bị gói an sinh trao tới người dân. Ảnh: Hoàng Hùng
Những nhân vật không có thật
Cầm trên tay tờ đơn phản ánh của bà Hòa, ngụ phường Hiệp Thành (quận 12), phản ánh đã nhiều ngày qua thường xuyên liên lạc trên các kênh và tổng đài tiếp nhận thông tin an sinh, mà tới nay vẫn chưa nhận được hỗ trợ, một cán bộ Trung tâm Tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch Covid-19 TPHCM cho kiểm tra lại danh mục tiếp nhận thông tin của các ngày trước.
Chưa đến 10 phút sau, nhân viên bộ phận tiếp nhận thông tin báo lại: “Trường hợp này đã có văn bản trả lời của chính quyền, trên địa bàn không có ai tên Hòa ở địa chỉ như trong đơn phản ánh”.
3 ngày sau, Tổng đài 1022 nhận được đơn phản ánh của bà Hòa gửi tới. Sự việc được chuyển ngay đến các cơ quan báo chí phối hợp với chính quyền địa phương xác minh cụ thể.
Ông Nguyễn Thành Lũy, Tổ trưởng Tổ dân phố 22, khu phố 2, phường Hiệp Thành, xác nhận với chúng tôi: “Ở tổ tôi không có ai tên là Hòa, ngụ tại địa chỉ như trong đơn. Tổ dân phố 22 có 820 nhân khẩu, phần lớn sống tại hơn 100 phòng trọ. Tất cả đều đã nhận được các gói an sinh theo chính sách chăm lo của thành phố. Có hơn 10 trường hợp khó khăn còn được người dân trong tổ hỗ trợ thêm thực phẩm hàng ngày”.
Trường hợp khác, bà Kim Ngọc gửi tin nhắn vào tài khoản Facebook của một số nhà báo nhờ lên tiếng giúp đỡ: “Chị chào em! Nhà chị đang ở khu trọ đường số 10, tổ 8, khu phố Phước Lai, phường Long Trường (TP Thủ Đức). Nhà chị có 5 người đều bị Covid-19, điều trị 15 ngày ở Bệnh viện Trưng Vương mới được về mấy hôm. Cả nhà ai cũng đang còn yếu mà mấy hôm nay không có cái ăn, em giúp chị với được không…”.
Thông tin trên đã được chuyển ngay đến UBND phường Long Trường và TP Thủ Đức.
Qua xác minh, ở địa chỉ trên không có ai tên Kim Ngọc đang cần sự giúp đỡ.
Cùng với thời điểm tiếp nhận thông tin của 2 trường hợp trên (giữa tháng 9), trong bản tin của Đài Châu Á tự do đưa lên “Tiêu điểm” nổi bật: “Giãn cách đến 30-9, dân khổ, ai lo”, đã dẫn lại câu chuyện “đói khổ giữa đại dịch” của bà Hòa ở phường Hiệp Thành và bà Ngọc ở phường Long Trường. Cuối bản tin còn có dòng chữ hướng dẫn vào đường link trên kênh YouTube để xem tiếp…
Mới đây, trên một tờ báo Việt tại Australia đưa tin trích dẫn từ Fanpage của Bệnh viện Nhi đồng (không nói rõ ở bệnh viện nhi đồng nào) câu chuyện do một bác sĩ trẻ chia sẻ về một nữ bệnh nhân Covid-19 mong muốn được cứu sống để được trở về với gia đình và 4 đứa con: 
“Bác sĩ ơi!, cố gắng cứu em! Chồng em cũng nặng lắm! 4 đứa con tụi em còn nhỏ lắm!
4 ngày sau đó. 
Nay em đỡ rồi nhưng chồng em chết rồi! Bác sĩ bần thần lặng im… động viên chị. 
3 ngày sau đó, suy nghĩ mãi có nên đặt nội khí quản cho chị  không!? Cố gắng, cố gắng…, trong 3 ngày đó cố gắng tìm ECMO cho chị… nhưng…! 
4 ngày sau: Hơn 200 trẻ mồ côi Sài Gòn có 4 đứa con anh chị. Đến giờ vẫn còn ám ảnh câu nói trong hơi thở ngắt quãng khi đặt nội khí quản: “Bác sĩ ơi, cố cứu em, em còn 4 đứa con!”.
Thông tin từ cơ quan chức năng, tại các bệnh viện ở TPHCM không hề có trường hợp gia đình nào cha mẹ mất vì Covid-19, để lại 4 con mồ côi, như bài báo trên.
Mạnh dạn đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu, độc
Từ đầu đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư đến nay, các tổ chức phản động lưu vong, như: Việt Tân, Triều Đại Việt, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời và các đài phát thanh VOA, RFA, Chân trời mới media... đã cấu kết với nhiều hội nhóm phản động, bất mãn ở trong nước cho đăng tải hàng trăm bài viết có nội dung phản động trên mạng xã hội và tung ra vô số thông tin sai lệch, bịa đặt về công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam. 
Ngoài việc cố tình gây nhiễu loạn thông tin, hướng đồng bào người Việt ở nước ngoài tin vào các thông tin tiêu cực, các thế lực thù địch còn  âm mưu hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong công tác phòng chống dịch Covid-19; xuyên tạc quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19, đưa thông tin sai lệch về nỗ lực bảo vệ sức khỏe người dân và ổn định, phát triển đất nước.
Một số tờ báo và kênh truyền hình của các tổ chức phản động ngoài nước còn trích dẫn, đăng tải các hình ảnh, bài viết có nội dung sai sự thật, đưa ra những luận điệu ngụy biện rằng Chính phủ Việt Nam đang cố tình giấu giếm bức tranh đen tối về tình hình dịch Covid-19.
Theo đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, những luận điệu xuyên tạc, thiếu căn cứ về tình hình phòng chống dịch Covid-19 mà báo chí, truyền thông của các tổ chức phản động ở nước ngoài đăng tải đã không đánh lừa được người dân.
Mỗi người dân đã ý thức được trách nhiệm công dân của mình, không nghe, không bình luận, chia sẻ những thông tin chưa được xác thực và mạnh dạn đấu tranh, ngăn chặn với thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
Người dân đồng lòng, chung sức với các cấp chính quyền thành phố và lực lượng phòng chống dịch Covid-19, quyết tâm cao nhất bằng mọi nguồn lực có thể, để dập dịch và chăm lo cho cuộc sống người dân khi gặp khó khăn.
Trong dịch bệnh, đã xuất hiện nhiều tấm gương quên mình, xả thân giúp dân; nhiều mô hình, cách làm hay tại từng địa bàn dân cư cùng chăm lo, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua đại dịch.
Đã có nhiều hình ảnh gây xúc động lòng người của đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu chống dịch quyết giành giật lại sự sống cho bệnh nhân Covid-19; nhiều gia đình đã động viên con em mình sẵn sàng tình nguyện ra tuyến đầu chống dịch, chấp nhận mọi gian khó, hy sinh tính mạng của mình cho cuộc chiến chống dịch Covid-19, để Việt Nam sớm trở lại cuộc sống bình yên, phát triển.
Từ ngày 15-8 đến 24-9, tổng số túi an sinh đã chuyển tới các quận, huyện và TP Thủ Đức là 1.950.160 túi. Trong đó, Chương trình SOS của Trung tâm An sinh TPHCM đã trao 14.438 túi. Tính từ ngày 4-8 đến nay, thành phố đã chuyển 2.187.267 túi an sinh đến 22 quận, huyện và TP Thủ Đức.
Từ ngày 10-7 đến 12 giờ ngày 24-9, Trung tâm An sinh TPHCM tiếp nhận 18.509 tin phản ánh và đã hỗ trợ giải quyết 16.321 trường hợp. Có 1.019 trường hợp thông tin phản ánh sai sự thật.
Nguồn: Trung tâm An sinh TPHCM
HOÀI NAM (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null