Xuân yên bình ở làng chài trên núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không khí rộn ràng đón Xuân trên khắp muôn nơi, nhưng với 29 hộ dân sinh sống trên dòng Sê San thì đơn giản hơn song cũng thật ấm cúng...
Làng chài Sê San bắt đầu hình thành từ năm 2009 khi một số hộ dân ở miền sông nước các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Thừa Thiên Huế… di cư lên khu vực lòng hồ thủy điện Sê San để hành nghề đánh bắt cá. Họ chọn cho mình cuộc sống trên những chiếc ghe, chiếc thuyền để thuận tiện đánh bắt cá dọc theo lòng hồ thủy điện. 29 hộ dân với gần 100 nhân khẩu làm thành làng chài cùng sinh sống, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ. Hàng năm, người dân nơi đây đánh bắt và nuôi trồng hàng chục đến hàng trăm tấn cá, nguồn lợi tạo ra thu nhập cho các gia đình.
Những ngôi nhà lênh đênh trên dòng Sê San. Ảnh: Hà Phương
Những ngôi nhà lênh đênh trên dòng Sê San. Ảnh: Hà Phương
Hơn 10 năm trước, khi lòng hồ thủy điện Sê San hình thành thì những người làm nghề chài cá cũng bắt đầu xuất hiện. Ban đầu từ một hoặc hai hộ, lâu dần hình thành nên làng chài đông đúc như hiện nay. 
Nhớ lại những ngày đầu lên vùng đất này mưu sinh, ông Đặng Văn Thân (quê ở An Giang) bộc bạch: “Ngày ấy tôi không biết cá từ đâu ra mà nhiều đến thế, người sở tại không biết làm vó, đặt vó nên tôi mua vó từ dưới quê lên hành nghề, muốn thu cá bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Có lúc một mẻ vó cho tới hàng vài chục ký cá cơm là chuyện bình thường. Nhưng ngày đó chẳng biết bán cá cho ai, đánh cá lên cũng chẳng để làm gì. Còn hiện nay cá cơm lòng hồ Sê San được nhiều người ưa thích vì rất sạch và chế biến được nhiều món như: gỏi cá cơm, cá cơm khô rang sả ớt, mắm cá cơm... Ngoài nguồn cá cơm trên dòng sông Sê San, lòng hồ còn có nhiều loài cá như: cá lăng, cá chép, cá chạch, cá bống. Đặc biệt, cá lăng ở đây rất ngon, rất có giá trị, một cân có giá vài trăm ngàn đồng”.
Bà Nguyễn Thị Lan đang phơi cá cơm. Ảnh: Hà Phương
Bà Nguyễn Thị Lan đang phơi cá cơm. Ảnh: Hà Phương
Nhìn Xuân trên lòng hồ yên ả, tôi nghe bà Lâm Thị Mỹ Lệ (quê Thừa Thiên Huế) tâm sự: Hàng ngày, bà cùng chồng làm việc đánh bắt cá. Tết đến thì bà con làng chài ngồi kể cho nhau nghe phong tục Tết quê mình, hiểu và yêu thương nhau hơn. Có người muốn về quê ăn một mùa Tết nhưng không được vì không có ai giữ cá. Mơ ước giản đơn như cái Tết yên bình, giản dị trên lòng sông, chất phát như  người dân làng chài nơi đây.
Còn đối với ông Nguyễn Văn Triều (45 tuổi, thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) thổ lộ: “Tôi làm nghề đánh bắt cá từ năm 2010. Sản vật từ lòng hồ Thủy điện Sê San 4 là nguồn mưu sinh của gia đình ông. Trước đây, cuộc sống ngư dân bấp bênh, không có chỗ ở ổn định nên việc đánh bắt gặp nhiều khó khăn. Từ khi nhà nước quan tâm giúp chúng tôi an cư lập nghiệp, cuộc sống ổn định hơn. Bà con còn nuôi thêm cá lồng bè để tăng thêm thu nhập. Mỗi ngày đánh bắt cũng cho thu nhập chừng vài trăm ngàn đồng”.
Cá đánh bắt hoặc thu hoạch từ bè nuôi được phơi trên lưới, ướp làm sản phẩm một nắng như cá lóc, cá rô phi... Mùa mưa đến, người dân bắt được nhiều cá to, thu nhập khá hơn. Những hộ dân ở đây vẫn thường được huyện hỗ trợ giống cá chình bông để nuôi, giá trị cao gấp nhiều lần so với các loại cá khác. Bà con mong nhất là được chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng con đường giúp đi lại, hỗ trợ các cháu học tập, khắc phục tình trạng thương lái ép giá tôm cá”-bà Nguyễn Thị Lan (quê Hậu Giang), chia sẻ.
Niềm vui của người dân nơi đây khi Tết đến Xuân về. Ảnh: Hà Phương
Niềm vui của người dân nơi đây khi Tết đến Xuân về. Ảnh: Hà Phương
Ông Chế Hồng Quyền- Chủ tịch UBND xã Ia Tơi, cho biết: Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhân dân không những được hỗ trợ xây nhà, vay vốn  chính sách, mà con được đầu tư đường điện vào cuối năm 2019. Được chính quyền hỗ trợ, bà con đã thành lập Hợp tác xã Sê San làm ra đặc sản “cá cơm sông Sê San” giới thiệu rộng rãi đến nhiều nơi, hứa hẹn cho nguồn thu nhập ổn định.
“Trước nguyện vọng của người dân, tới đây con đường bê tông với tổng vốn đầu tư 460 tỷ đồng sẽ được khởi công. Dịp Tết Canh Tý 2020 này, xã hỗ trợ bà con một con heo để ăn Tết và trao những phần quà ý nghĩa giúp bà con có một cái Tết đầm ấm yên vui”- ông Quyền cho biết thêm.
Hà Phương

Có thể bạn quan tâm

Các cựu tù nhân xem lại những bức hình thời họ bị địch giam cầm

Có một nhà tù “độc nhất vô nhị” trên thế giới Kỳ II - Đấu tranh bất khuất diệt ác, trừ gian trong nhà tù

80% trong số tù nhân thiếu nhi ở Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt là những chiến sỹ lực lượng vũ trang, du kích, võ trang chính trị trên khắp toàn miền Nam. Chính vì vậy, các anh chị đã được tôi rèn bản lĩnh can trường, bất khuất và dồi dào kinh nghiệm đấu tranh.

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.