Xuân về trên 4 làng Đồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, không khí tươi vui tràn ngập khắp các nẻo đường quê của 4 làng Đồn: Kinh Pêng, Trớ, Hek, Plei Pông thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

Sau hơn 7 năm triển khai Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) gắn với thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ của Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bộ mặt 4 làng căn cứ kháng chiến này đã thực sự đổi thay kỳ diệu, ngày càng khang trang, sạch đẹp và ấm no hơn.

Gia đình chị Rmah H’Sen (Plei Bông) tiết kiệm tiền làm được căn nhà sàn khá khang trang và cải tạo khu vườn để trồng thêm rau xanh. Ảnh: Hoa Mai

Gia đình chị Rmah H’Sen (Plei Bông) tiết kiệm tiền làm được căn nhà sàn khá khang trang và cải tạo khu vườn để trồng thêm rau xanh. Ảnh: Hoa Mai

Đời sống đồng bào dân tộc Bahnar nơi đây ngày càng sung túc, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua các năm; nếu như khi bắt đầu triển khai dự án (năm 2017) tỷ lệ hộ nghèo chiếm 46% tổng số hộ dân, thì nay chỉ còn 26%. Những căn nhà lụp xụp, xiêu vẹo trước kia nay được thay thế bởi những ngôi nhà sàn kiên cố, vững chãi; đường quê thông thoáng, sạch đẹp; ruộng vườn xanh tốt báo hiệu một mùa xuân ấm no đang về.

Chị Rmah H’Sen (Plei Pông) chia sẻ: Những năm qua, gia đình mình cũng như các hộ dân trong làng được Nhà nước hỗ trợ cây-con giống mới có năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, được cán bộ xuống tận vườn, rẫy cầm tay chỉ việc, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, đưa cơ giới vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước rất nhiều.

Với hơn 3 ha mì và 3 sào lúa nước, năm 2023, gia đình mình thu được hơn 100 triệu đồng để làm lại căn nhà khang trang hơn. Ngoài ra, mình cùng tận dụng đất trong vườn để trồng rau các loại giúp cải thiện bữa ăn và trồng thêm cây ăn quả nhằm tăng thêm thu nhập.

Người dân 4 làng Đồn đã biết đưa giống lúa mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng. Ảnh: Quang Tấn

Người dân 4 làng Đồn đã biết đưa giống lúa mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng. Ảnh: Quang Tấn

“Nhờ vậy, đời sống kinh tế gia đình ngày càng ổn định hơn, con cái được đến trường để học chữ. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, không những không lo thiếu đói, mà gia đình còn có điều kiện đón Tết đầy đủ, sung túc hơn. Mình hy vọng trong năm 2024, thời tiết thuận lợi để bà con dân làng có thêm những vụ mùa bội thu”-chị Rmah H’Sen phấn khởi.

Còn ông Đinh Tuy-Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Plei Pông-cho hay: “Giờ làng mình đẹp lắm, đường làng, ngõ xóm đã được bê tông hóa rất sạch đẹp, nhà cửa của dân làng cũng ngày càng khang trang, hộ nào cũng có nhà vệ sinh, vườn rau, cây ăn quả xanh mướt, đẹp hơn trước rất nhiều. Dân làng mình cảm ơn Đảng và Nhà nước nhiều lắm. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế của người dân trong làng cũng ngày càng khởi sắc và ổn định hơn.

Nếu như trước đây, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm đa số thì nay trong làng chỉ còn 18 hộ nghèo, 15 hộ cận nghèo, chiếm chưa tới 20% tổng số hộ. Điển hình như dịp Tết Nguyên đán năm nay, nhiều hộ dân trong làng đã có tiền mua sắm thêm ti vi, xe máy, hay trang hoàng nhà cửa thêm khang trang để đón năm mới”.

Với quyết tâm sớm đưa 4 làng Đồn của xã thoát nghèo, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Chư A Thai đã không ngừng nỗ lực, tập trung thực hiện Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn gắn với thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và định hướng phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; chăm lo đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ để trở về góp sức xây dựng quê hương.

Trao đổi với với P.V, ông Trần Quang Hùng-Bí thư Đảng ủy xã Chư A Thai-cho biết: Qua hơn 7 năm triển khai thực hiện đề án, 4 làng Đồn đã được quy hoạch theo hướng văn minh, hiện đại, các hộ dân được bố trí đất ở đảm bảo 600 m2/hộ; đường nội thôn đã được bê tông hóa, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt đã đến với từng gia đình; không gian sinh hoạt chung của cộng đồng được nâng cấp, sạch sẽ thoáng mát. Những ngôi nhà cũ kỹ, dột nát đã được tu sửa, làm mới và có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh; cảnh quan môi trường cơ bản đã đảm bảo sạch sẽ, không còn tình trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới sàn nhà; trong vườn nhà đã có rau xanh trồng để phục vụ bữa ăn hàng ngày.

Trong 7 năm qua, với sự vào cuộc hỗ trợ của tỉnh, huyện, các đơn vị quân đội, chính quyền xã Chư A Thai đã phối hợp cùng với Nhân dân 4 làng thực hiện di dời 294 nhà ở đảm bảo theo đúng quy hoạch, vận động di dời được 265 chuồng nuôi nhốt gia súc ra xa gầm nhà sàn; xây mới 28 nhà tình thương, 125 nhà tiêu; vận động, hỗ trợ 335 hộ dân làm mới hàng rào, cổng ngõ; vận động, hướng dẫn 335 hộ dân làm vườn rau xanh, trồng 2.843 cây ăn quả (xoài, mít, ổi,...).

Bên cạnh đó, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong huyện cũng đã vận động người dân làm các con đường hoa, hàng rào xanh; xây dựng và duy trì và nhân rộng 2 Câu lạc bộ “5 không, 3 sạch”, “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm từ 5-10 triệu/năm”. Đồng thời, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng mía mẫu lớn, đưa giống lúa mới, giống mì sạch bệnh có năng suất cao vào sản xuất giúp nâng cao thu nhập...

Tổng kinh phí đã huy động để thực hiện Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn là trên 50 tỷ đồng; trong đó, nguồn lực huy động từ người dân được hơn 5 tỷ đồng thông qua việc hiến đất, tham gia ngày công lao động...

Bí thư Đảng ủy xã Chư A Thai thông tin thêm: “Thời gian tới, Đảng ủy tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn bà con nhân dân thay đổi tập quán sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao thu nhập. Đồng thời, triển khai lồng ghép và thực hiện có hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đặc biệt, xã chú trọng nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương ngày càng phát triển. Qua đó, phấn đấu giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo trong xã và hướng đến xã nông thôn mới vào cuối năm 2024”.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.