Xử lý trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 28-6, Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành 6 tháng qua chỉ đạt 27,2% (3.225 tỷ đồng). Có 5/11 bộ, ngành có giải ngân.

Trong đó, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đạt tỷ lệ hơn 47%, Bộ GTVT gần 31%, Bộ NN-PTNT hơn 30%; có 2 bộ giải ngân rất ít là Bộ TN-MT tỷ lệ hơn 4%, Bộ GD-ĐT trên 5%.

Còn với các địa phương, tỷ lệ giải ngân cũng chỉ đạt 7,6% kế hoạch. Trong đó, 8/50 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%, 13/50 địa phương chưa giải ngân vốn ngân sách Trung ương cấp phát bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Nguyên nhân giải ngân chậm vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài được Bộ Tài chính chỉ ra là do: dự án được bố trí vốn, hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chậm triển khai công tác sẵn sàng cho đầu tư (như: chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; chưa hoàn tất ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế...); chậm điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn tới chậm ký kết hợp đồng; chậm nhận được ý kiến không phản đối của nhà tài trợ hoặc ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ có liên quan... “Các vướng mắc này thuộc trách nhiệm xử lý của ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án và các nhà tài trợ”, báo cáo của Bộ Tài chính chỉ rõ.

Một trong những kiến nghị được Bộ Tài chính đưa ra là các cơ quan chủ quản rà soát phân bổ chi tiết dự toán đến từng dự án, đảm bảo sát tiến độ, nhu cầu giải ngân của dự án, trong đó tập trung vốn cho dự án có tiến độ giải ngân tốt, dự án ưu tiên cần sớm hoàn thành, sắp hoàn thành. Nếu dự án không đủ khả năng giải ngân do vướng mắc đã quá lâu không giải quyết được thì đề nghị hủy, chuyển dự toán cho dự án khác có tính sẵn sàng hơn. Đồng thời, cơ quan chủ quản phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT và các cơ quan liên quan để kịp thời trao đổi với nhà tài trợ trong trường hợp có vướng mắc phát sinh, đặc biệt là các dự án có thay đổi; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình giải ngân vốn ODA gửi Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính theo đúng quy định... Bộ Tài chính cũng kiến nghị Bộ KH-ĐT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có chế tài xử lý và kiến nghị không giao kế hoạch vốn năm tiếp theo khi dự án vướng mắc chưa được khắc phục, giải quyết.

Nguyên nhân, giải pháp được nêu trên đa phần không mới và được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay mỗi khi đề cập đến việc giải ngân vốn đầu tư nguồn vay nước ngoài chậm. Trong đó, nguyên nhân phần nhiều là chủ quan, liên quan đến yếu tố con người. Tại sao tình trạng này cứ tiếp diễn nhiều năm? Vấn đề có lẽ nằm ở kỷ cương, kỷ luật, xử lý trách nhiệm.

Giải ngân nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nói riêng, đầu tư công nói chung đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% của năm 2023. Điều này cũng được nêu trong báo cáo thẩm tra về kinh tế - xã hội của Ủy ban Kinh tế đưa ra tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa qua. Cơ quan này đề nghị Chính phủ triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục nguyên nhân dẫn đến chậm giải ngân để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Tại thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về giải ngân vốn đầu tư công do Văn phòng Chính phủ phát hành mới đây cũng nêu rõ, năm 2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ, cũng như xử lý tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ vì lý do chủ quan; xử lý nghiêm chủ đầu tư thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ... Chế tài với tâm lý sợ trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành, chủ đầu tư trong giải ngân, rõ ràng đang là một đòi hỏi bức thiết từ thực tế khi mà tình trạng “biết rồi, khổ lắm nói mãi” cứ diễn ra hết năm này qua năm khác.

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.