Xử lý "điểm đen" tai nạn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc xử lý “điểm đen” và điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) được các cơ quan, đơn vị quản lý đường bộ chú trọng, góp phần hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT).
Xóa “điểm đen” trên quốc lộ 25
Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) được Bộ GT-VT và UBND tỉnh ủy quyền quản lý 743 km tỉnh lộ, quốc lộ qua địa bàn (bao gồm 4 tuyến quốc lộ 14C, 25, 19D, đường Trường Sơn Đông đoạn từ Km 320 đến Km 475 và 10 tuyến tỉnh lộ: 661, 662, 663, 664, 665, 666, 667, 668, 669, 670B). Theo ông Hà Anh Thái-Trưởng phòng Quản lý Kết cấu-Hạ tầng giao thông (Sở GT-VT) thì công tác quản lý, bảo trì đường bộ trên phạm vi các tuyến đường này luôn được thực hiện thường xuyên, kịp thời nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.
Qua rà soát, cơ quan chức năng xác định có 2 đoạn trên quốc lộ 25 là “điểm đen” TNGT tại Km 156+100 đến Km 157+480 (đèo Chư Sê) và Km 161 đến Km 164+150 (đoạn qua trung tâm xã Hbông, huyện Chư Sê). Trong đó, tại “điểm đen” TNGT trên đèo Chư Sê trước đây xảy ra 5 vụ TNGT, làm 1 người chết, 5 người bị thương. Sở GT-VT đã kiến nghị Tổng cục Đường bộ xử lý, khắc phục. Sau đó, Tổng cục Đường bộ đã thống nhất bố trí gần 4,5 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ để đầu tư cải tạo, khắc phục các hạn chế về hạ tầng tại các vị trí này bao gồm sửa chữa, cạp mở rộng cục bộ 6 đoạn đường cong nguy hiểm, sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt đường, hệ thống thoát nước và bổ sung hệ thống ATGT trên đoạn tuyến. “Sau khi xử lý, việc lưu thông qua lại khu vực này đã thuận lợi, an toàn hơn”-ông Thái đánh giá.
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ 25 đoạn qua trung tâm xã Hbông, huyện Chư Sê. Ảnh: Hải Lê
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ 25, đoạn qua trung tâm xã Hbông (huyện Chư Sê). Ảnh: Hải Lê
Bên cạnh đó, đoạn quốc lộ 25 qua trung tâm xã Hbông từ ngày 27-10-2020 đến 24-5-2021 đã xảy ra 4 vụ TNGT, làm chết 5 người, bị thương 6 người (chưa kể một số vụ va chạm giao thông khác). Sở GT-VT phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh), Chi cục Quản lý Đường bộ III.4 cùng chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra hiện trường và thu thập, đánh giá các vụ TNGT trên đoạn đường để kiến nghị Tổng cục Đường bộ về phương án xử lý hạ tầng giao thông qua khu vực này. “Đây là khu vực đông dân cư, mặt đường hẹp (chỉ rộng 6 m), có đoạn đường cong hạn chế tầm nhìn (từ Km 163 đến Km 163+500). Để giải quyết nguy cơ TNGT, trước mắt, Sở GT-VT đã lắp đặt biển báo đoạn đường hay xảy ra tai nạn, sơn lại tim đường đoạn bị mờ; đồng thời, đề nghị Tổng cục Đường bộ cho phép cải tạo, mở rộng mặt đường tại các đoạn: Km 161+80 đến Km 162+800, Km 163 đến Km 163+500, Km 164+100 đến Km 164+500; kinh phí thực hiện dự kiến gần 4,5 tỷ đồng”-ông Thái thông tin thêm.
Xử lý điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT
Tại hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự ATGT 9 tháng và triển khai nhiệm vụ, giải pháp quý IV-2021, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban ATGT tỉnh Võ Ngọc Thành chỉ đạo: Trong quý IV, các ngành, các cấp phải tiếp tục khắc phục, sửa chữa các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn TNGT, nhất là trên hệ thống quốc lộ qua địa bàn tỉnh và các tuyến tỉnh lộ. Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng gây hư hại công trình cầu đường, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT, góp phần thực hiện mục tiêu kéo giảm 5-10% TNGT trong năm 2021.
Trên phạm vi các tuyến và đoạn tuyến do Sở GT-VT quản lý còn 13 vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT (10 vị trí trên các tuyến quốc lộ, 3 vị trí trên hệ thống tỉnh lộ). Trong đó, riêng quốc lộ 25 có 5 vị trí, đường Trường Sơn Đông 4 vị trí, quốc lộ 14C có 1 vị trí và 3 tuyến tỉnh lộ 667, 669, 670B mỗi tuyến có 1 vị trí. Cũng theo ông Thái, vừa qua, Sở GT-VT đã kiểm tra, rà soát và yêu cầu đơn vị quản lý đường bộ khắc phục các bất cập về hạ tầng tại các điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT. Đối với tuyến quốc lộ 25 đã lắp đặt tăng cường thêm một số biển cảnh báo, bổ sung các cụm vạch giảm tốc, sơn lại tim đường, bạt mái ta luy bụng đường cong để thông thoáng tầm nhìn và bổ sung đinh phản quang tại các đoạn đường cong. Riêng đoạn từ Km 97+400 đến Km 101+300 (qua xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) và Km 99+161 (cầu Lệ Bắc), dân cư hai bên đường đông đúc, thường xuyên xảy ra TNGT, Sở GT-VT đã đưa vào kế hoạch sửa chữa định kỳ năm 2022. 
Đối với các điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT trên quốc lộ 14C (tại Km 147 đến Km 150), đường Trường Sơn Đông (4 vị trí: Km 333+980, Km 379 đến Km 380+500, Km 384+500 đến Km 386+50, Km 399+900 đến Km 401) và các tuyến tỉnh lộ hiện đã được lắp đặt thêm hệ thống biển báo, biển cảnh báo và sơn gờ giảm tốc tại các nút giao thông tầm nhìn bị che khuất… “Vừa qua, Sở đã tổ chức kiểm tra, rà soát các vị trí đường cong, đoạn qua khu vực trường học, vị trí giao cắt giữa đường nhánh với các tuyến đường tỉnh… có nguy cơ mất ATGT. Qua đó, Sở xác định được 56 vị trí trường học, 505 vị trí giao cắt, 7 vị trí đường cong nguy hiểm để đưa vào kế hoạch sửa chữa định kỳ hàng năm”-ông Thái cho biết thêm.
HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.