Xe kinh doanh vận tải phải lắp camera hành trình để được cấp phù hiệu, biển hiệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO) Từ ngày 1-7-2023, xe ô tô khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu.

Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định số 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19-7-2022 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2020/ NĐ-CP ngày 17/1/2020 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Từ 1-7-2023, xe kinh doanh vận tải phải lắp camera hành trình để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Ảnh: L.H
Từ 1-7-2023, xe kinh doanh vận tải phải lắp camera hành trình để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Ảnh: L.H

Ngoài yêu cầu ô tô kinh doanh vận tải phải lắp camera hành trình, Nghị định số 47 nêu rõ thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ yếu tố về thu thập và truyền tải dữ liệu theo quy định.

Ngoài ra, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô cũng được quy định trong nghị định này. Theo đó, Chính phủ yêu cầu không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ để kinh doanh vận tải hành khách. Đồng thời, không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 9 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

Đồng thời, nghị định cũng quy định đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số thẻ căn cước công dân, điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận… Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-9-2022.

Thời gian qua, Sở Giao thông-Vận tải Gia Lai đã ban hành văn bản chỉ đạo các bến xe, đơn vị vận tải tiếp tục đôn đốc, nhắc nhở lắp đặt camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại Nghị định số 10. Sở Giao thông-Vận tải giao Thanh tra Sở chủ trì cùng với Phòng Quản lý Phương tiện và Người lái phối hợp với các đơn vị đăng kiểm trên địa bàn có phương án, giải pháp hỗ trợ các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tránh xảy ra ùn tắc cục bộ hoặc xảy ra những vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm định thuộc đối tượng lắp camera theo quy định.

Phạm Ngọc (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.