Xảy ra sốt đất, can thiệp thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo nhiều chuyên gia, việc các bộ, ngành cùng can thiệp khi xảy ra “sốt đất” là cần thiết, tuy nhiên, chỉ can thiệp bằng thuế mới hạ nhiệt được giá bất động sản.

Căn cứ vào đâu xác định “sốt đất”?

Hiện tại, thị trường bất động sản có nhiều phân khúc và nhiều khu vực. Sau mỗi quý, nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế đều công bố thống kê thị trường bất động sản tăng, giảm, số giao dịch, nguồn cung. Tuy nhiên, những báo cáo này các đơn vị đều khẳng định chỉ dùng để tham khảo và con số không đảm bảo tính chính xác.

Đất ở Thanh Oai (Hà Nội) qua đấu giá, có mệnh giá lên hơn 100 triệu đồng/m2 Ảnh: Nguyễn Hùng

Đất ở Thanh Oai (Hà Nội) qua đấu giá, có mệnh giá lên hơn 100 triệu đồng/m2 Ảnh: Nguyễn Hùng

Ông Phạm Đức Toản, Giám đốc Công ty Bất động sản EZ cho biết, chỉ số giá giao dịch một số phân khúc bất động sản chủ yếu do các đơn vị độc lập thu thập và công bố. Trong khi thị trường địa ốc gồm nhiều khu vực và phân khúc khác biệt. Theo ông Toản, như đầu năm nay, tại Hà Nội, chung cư cũ ghi nhận biến động tăng giá 30-40% so với cuối năm ngoái, nhưng đất nền ở huyện, vùng ven lại ảm đạm, thậm chí giá giảm nhẹ. Vì vậy, việc xác định biến động giá bất động sản cần thống kê cho từng khu vực và phân khúc cụ thể. "Giải pháp này cần một nguồn lực lớn để có thể bao quát toàn thị trường", ông Toản nói.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc liên bộ can thiệp thị trường bất động sản tăng hay giảm trên 20% trong 3 tháng “còn mang tính hành chính”. Bởi khác với các sản phẩm như xăng, dầu, vàng, Nhà nước có thể can thiệp bằng công cụ thuế hay đẩy nguồn cung lớn ra thị trường, bất động sản có tính đặc thù hơn. Đó là giá trị lớn, nguồn cung khan hiếm và giá giao dịch không được công khai như các sản phẩm tiêu dùng trên.

“Biến động giá trên thị trường địa ốc được quyết định bởi cung - cầu nên không thể can thiệp bằng mệnh lệnh để thay đổi giá giao dịch”, ông Thịnh cho hay. Ngoài ra, cơ quan quản lý chưa xây dựng cơ sở dữ liệu giao dịch toàn quốc - yếu tố quyết định việc giá có tăng hay giảm trên 20% trong 3 tháng hay không.

Chỉ có can thiệp bằng thuế mới điều tiết được giá

Ông Mai Văn Phấn, Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu Thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản thông qua thực hiện pháp luật về đất đai.

Tuy nhiên, ông Phấn cho rằng, biện pháp hạ nhiệt thị trường phải tiến hành sớm còn khi người dân đã giao dịch, cơ quan Nhà nước buộc phải làm thủ tục.

Trao đổi với PV Tiền Phong, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, liên bộ đề xuất hạ nhiệt thị trường chỉ là biện pháp hành chính. Khi liên bộ vào cuộc, cần Bộ Tài chính đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản thông qua sử dụng chính sách pháp luật về thuế. Theo ông Võ, đây là chính sách quan trọng nhưng Luật Thuế không thể sửa trong vài tháng để điều tiết hạ nhiệt thị trường ngay.

“Nếu không dùng đến biện pháp thuế, sẽ không bao giờ ngăn chặn được tình trạng “sốt” đất ảo. Những năm qua, “sốt” đất vẫn lặp lại chưa xử lý triệt để được mặc dù có nhiều biện pháp xử lý cùng lúc. Biện pháp căn cơ nhất là đánh thuế nhà đất. Biện pháp này chưa bao giờ được áp dụng, thì làm sao mà hạ được “sốt” giá đất. Tôi đã nói 10 năm nay rồi, nhưng chưa bao giờ áp dụng việc đánh thuế. Trước hết, thuế bất động sản sẽ chặn “sốt” đất, ngăn ngừa đầu cơ, tích trữ bất động sản (bao gồm cả đất đai) dưới dạng có bất động sản nhưng để hoang hóa, giữ đất nhưng đầu tư cầm chừng, sử dụng đất không hiệu quả”, ông Võ nhấn mạnh.

Ông Võ cho rằng, khi đầu cơ được kiểm soát, giá bất động sản sẽ giảm, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và để người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận nhà ở.

Chuyên gia này cũng cho rằng, việc áp thuế bất động sản sẽ ngăn chặn tình trạng “sốt” giá đất cục bộ xảy ra trong quá trình đô thị hóa như thành lập các khu kinh tế mới, chuyển từ huyện thành quận... Việc áp dụng đánh thuế lũy tiến vào những trường hợp nhận chuyển nhượng rồi chuyển nhượng ngay trong thời gian ngắn cũng là một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, cũng cần xem lại cách đánh thuế bất động sản hiện nay theo hướng không chỉ nhằm mục tiêu tăng thuế mà phải để việc áp thuế đạt hiệu quả cao.

Theo Ngọc Mai (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Thực hư giá đất 'sốt nóng' theo thông tin các tỉnh sáp nhập

Thực hư giá đất 'sốt nóng' theo thông tin các tỉnh sáp nhập

Thị trường bất động sản tại nhiều địa phương bỗng "nóng" trở lại khi giá đất tăng, nhiều nơi xuất hiện nhiều người hỏi mua bán đất. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, "cơn sốt" này có thể chỉ là phản ứng tâm lý ngắn hạn, tiềm ẩn rủi ro cho những ai lao vào cuộc đua mà chưa kịp cân nhắc kỹ lưỡng.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.