Xây dựng Thủy Nguyên trở thành đô thị văn minh, hướng tới thành phố quốc tế, thành phố sinh thái thông minh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1388/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đến năm 2045. Cụ thể, xây dựng Thủy Nguyên trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, hướng tới thành phố quốc tế, thành phố sinh thái thông minh; phát huy hiệu quả các giá trị lịch sử, cảnh quan, môi trường, văn hóa; đảm bảo quốc phòng, an ninh, thích ứng biến đổi khí hậu.

Mục tiêu phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đến năm 2045 nhằm cụ thể hóa những chiến lược, định hướng phát triển của quốc gia và của TP. Hải Phòng; nâng tầm vị thế đô thị Thủy Nguyên trở thành trung tâm kinh tế đa ngành của TP. Hải Phòng và của vùng đồng bằng sông Hồng; phát triển đô thị Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc TP. Hải Phòng.

Đồng thời, xây dựng, phát triển đô thị Thủy Nguyên trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, hướng tới thành phố quốc tế, thành phố sinh thái thông minh; phát huy hiệu quả các giá trị lịch sử, cảnh quan, môi trường, văn hóa; đảm bảo quốc phòng, an ninh, thích ứng biến đổi khí hậu.

Cầu Hoàng Văn Thụ - cửa ngõ nối với huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Internet

Cầu Hoàng Văn Thụ - cửa ngõ nối với huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Internet

Đô thị mới Thủy Nguyên là đô thị loại III vào năm 2025 hướng tới đô thị loại II vào năm 2035 với mô hình thành phố thuộc TP. Hải Phòng.

Thủy Nguyên là trung tâm hành chính, chính trị mới của TP. Hải Phòng; là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa thể dục thể thao, y tế, giáo dục; là trung tâm nghề cá vùng Duyên hải Bắc Bộ; là đô thị thông minh, sinh thái, thân thiện với môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; có vị trí chiến lược về quốc phòng-an ninh. Dự báo về quy mô dân số đến năm 2035 có khoảng 600.000 người; đến năm 2040 khoảng 645.000 người và đến năm 2045 có khoảng 725.000 người.

Một trong những yêu cầu chính về nội dung quy hoạch là yêu cầu về phân tích đánh giá hiện trạng. Trong đó, phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên. Tập trung đánh giá phân tích về vị trí vai trò của Thủy Nguyên trong toàn thành phố và các mối liên hệ của Thủy Nguyên với vùng đô thị hiện hữu Nam sông Cấm cũng như với các vùng phụ cận thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh từ đó tìm ra các lợi thế so sánh, các hạn chế trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác phát triển giữa các đô thị.

Phân tích đánh giá về hiện trạng dân số, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Tập trung đánh giá quá trình tăng trưởng dân số, cơ cấu dân số, lao động trong đó lưu ý sự tăng trưởng cơ học gắn với sản xuất công nghiệp, dịch vụ từ khi phát triển Khu Công nghiệp đô thị VSIP, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, Khu công nghiệp Bến Rừng... Đánh giá hiện trạng đô thị theo các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị. Rà soát đánh giá chất lượng đô thị và đối chiếu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ tiêu của đô thị loại III và hướng tới loại II để tìm ra hướng đầu tư trọng điểm sớm đưa Thủy Nguyên lên đô thị loại III giai đoạn trước mắt và hướng tới đô thị loại II trong tương lai.

Yêu cầu cụ thể về tiền đề và dự báo phát triển là phân tích vai trò vị thế, tiềm năng, động lực phát triển: Phân tích, làm rõ các Nghị quyết, Quyết định, văn bản pháp lý, các chủ trương và chính sách của: Đảng, Quốc hội, Chính phủ liên quan đến phát triển TP. Hải Phòng; phân tích các tác động của Quy hoạch vùng, các quy hoạch ngành mới, mang lại những động lực, tiềm năng mới cho TP. Thủy Nguyên.

Phân tích và làm rõ vị thế, vai trò của TP. Thủy Nguyên trong định hướng tổng thể TP. Hải Phòng, cũng như trong vùng đồng bằng sông Hồng; đồng thời làm rõ các kết nối chia sẻ hạ tầng kinh tế-xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Đánh giá được động lực, tiềm năng chính, cơ chế chính sách, quỹ đất, tính đa dạng văn hóa, lịch sử và các đặc trưng về địa lý, kinh tế, cảnh quan, môi trường. Xác định tính chất, chức năng đô thị, tính chất, chức năng cần phù hợp với các định hướng phát triển được xác định trên cơ sở các Nghị quyết, Quyết định, văn bản pháp lý, các chủ trương và chính sách của: Đảng, Quốc hội, Chính phủ liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh đối với TP. Hải Phòng và vùng đồng bằng sông Hồng.

Tính chất, chức năng của TP. Thủy Nguyên cần nghiên cứu và bổ sung so với đồ án Quy hoạch chung TP. Hải Phòng được duyệt năm 2023 để đảm bảo thành phố phát huy được tối đa các lợi thế về vị trí, vị thế, vai trò của một đô thị cửa ngõ...

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.