Xây dựng An Khê xứng tầm vùng kinh tế động lực phía Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc thị xã An Khê đã tập trung trí tuệ, tăng cường đoàn kết, khắc phục khó khăn, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết và sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, xây dựng địa phương phát triển, xứng tầm vùng kinh tế động lực phía Đông tỉnh.

Những thành tựu đáng tự hào

Hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025), thị xã An Khê đã đạt được một số kết quả quan trọng. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 51,89 triệu đồng/năm.

Riêng năm 2023, tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) đạt 18.797,39 tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch (tăng 12,83% so với năm 2022); tổng giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 8.262,8 tỷ đồng; thương mại-dịch vụ phát triển khá, tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ước đạt 7.025 tỷ đồng, bằng 100,19% kế hoạch. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 134,122 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách ước thực hiện 429,789 tỷ đồng, bằng 95,28% dự toán.

Nhờ tranh thủ sự hỗ trợ từ cấp trên và huy động nguồn lực tại chỗ, đến năm 2020, An Khê được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đến nay, các xã đạt 9-14/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao; 4 thôn đạt 19/19 tiêu chí, 4 làng đạt 15-17/19 tiêu chí nông thôn mới.

Khu trung tâm thị xã An Khê nhìn từ trên cao. Ảnh: Phongcasta

Khu trung tâm thị xã An Khê nhìn từ trên cao. Ảnh: Phongcasta

Hệ thống hạ tầng đô thị được đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ, thị xã đã đạt 48/59 tiêu chuẩn đô thị loại III (miền núi). Tổ chức công khai đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị xã đến năm 2035 theo quy định; triển khai các nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị các phường: Tây Sơn, An Phú, An Tân, An Bình, Ngô Mây, An Phước; nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các xã: Xuân An, Song An, Cửu An, Thành An, Tú An; thực hiện các thủ tục lập Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã theo quy định.

Công tác quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo và di tích sơ kỳ Đá cũ gắn với khôi phục, nâng tầm các lễ hội truyền thống được đẩy mạnh. Thị xã hiện có 2 di tích quốc gia đặc biệt gồm: Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo và Di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá; 1 bảo vật quốc gia (công cụ sơ kỳ Đá cũ An Khê có niên đại cách đây 800 ngàn năm) và 17 điểm di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình người có công được triển khai kịp thời, đúng đối tượng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,42% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025; 100% học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học, THCS; 100% xã, phường giữ vững tiêu chí quốc gia về y tế, người tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,02%, tăng 1,02% so với năm 2022; 93% thôn, làng, tổ dân phố văn hóa.

Năm 2023, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công 2 sự kiện quan trọng: lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ thị xã An Khê (14/3/1948-14/3/2023) và lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập thị xã An Khê (9/12/2003-9/12/2023).

Tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư thị xã An Khê và các huyện phía Đông tỉnh; phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 252 năm Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (1771-2023) và 234 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2023); lễ cúng Quý Xuân năm 2023; lễ tưởng niệm 231 năm ngày mất Hoàng đế Quang Trung (1792-2023) đảm bảo trang trọng, tiết kiệm.

Thị xã cũng thực hiện tốt nhiệm vụ diễn tập phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do tỉnh tổ chức. Hướng dẫn, chỉ đạo các phường: An Phước, An Tân, Ngô Mây và các xã: Cửu An, Xuân An tổ chức thành công diễn tập chiến đấu khu vực phòng thủ năm 2023. Kết quả, 5/5 xã, phường đạt loại giỏi. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đảng bộ thị xã chú trọng xây dựng hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; thực hiện nghiêm nguyên tắc “Đảng lãnh đạo toàn diện; chính quyền điều hành quản lý; Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội tăng cường giám sát, phản biện”.

Nhờ thực hiện tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên, trong năm 2023 đã kết nạp 75 đảng viên, đạt 101,35% so với kế hoạch, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ lên 2.744 đảng viên; tất cả 60 thôn, làng, tổ dân phố đều có cấp ủy.

Xây dựng An Khê vững mạnh toàn diện

Phát huy những kết quả đạt được, năm 2024, Đảng bộ thị xã xác định tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng đô thị loại III, phát triển An Khê xứng tầm là vùng kinh tế động lực phía Đông của tỉnh. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư toàn xã hội. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết gắn với đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, trở thành đô thị xanh, sạch, văn minh, hiện đại, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, thể hiện vai trò vùng kinh tế động lực của tỉnh.

Triển khai hiệu quả, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đề cao kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện đầu tư công. Thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách để đầu tư các công trình có tính kết nối và trọng điểm”.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý tài chính-ngân sách nhà nước; theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, xác định các nguồn thu tiềm năng, chống thất thu thuế, thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách từ tiền sử dụng đất phục vụ giải ngân các dự án đầu tư công. Xây dựng các phương án chi đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh, chi đảm bảo an sinh xã hội.

Lễ nghinh sắc thần tại thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Lễ nghinh sắc thần tại thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền; duy trì và phát triển hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, tăng cường liên kết vùng gắn với bảo tồn, phát huy và khai thác có hiệu quả các giá trị lịch sử-văn hóa, nhất là Di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo, Di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá.

Tăng cường công tác đấu tranh, trấn áp, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm và đối tượng ma túy; phòng ngừa tội phạm băng nhóm, “tín dụng đen”. Tập trung tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy để lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2025-2030); chỉ đạo chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2024-2029) và Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thị xã. Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội thị xã quan tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tiếp tục tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân tham gia các phong trào, chương trình phát triển kinh tế-xã hội.

Bảo đảm vững chắc quốc phòng-an ninh; ổn định chính trị xã hội và an toàn, an ninh cho Nhân dân. Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đoàn kết và sự đồng thuận trong xã hội. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tạo nguồn, phát triển đảng viên, phấn đấu đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Tranh thủ thời cơ thuận lợi, triển khai thực hiện đạt kết quả các chỉ tiêu chủ yếu: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 12,25%; thu ngân sách trên địa bàn 146,88 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 61,57 triệu đồng; đến cuối năm 2024 có 5 phường đạt chuẩn đô thị văn minh; số lao động có việc làm 46.918 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 59,06%; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,09%, hộ cận nghèo còn 2,24% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2022-2025); tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 94%...

Đảng bộ, quân và Nhân dân An Khê quyết tâm hoàn thành Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XVII đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025).

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Rừng-biển kết nối

Rừng-biển kết nối

(GLO)- Truyền thuyết kể rằng, khi Lạc Long Quân trở về biển, nhớ chồng, nàng Âu Cơ thường đứng trên núi cao hướng về Biển Đông gọi tên cha của các con.
Dạo rừng ngày xuân

Dạo rừng ngày xuân

(GLO)- 

Một chuyến về với rừng già trong dịp xuân này có lẽ sẽ là gợi ý hay dành cho những ai muốn tìm kiếm sự yên tĩnh gần như tuyệt đối từ khung cảnh xung quanh.

Đọc thơ trên đất Mỹ

Đọc thơ trên đất Mỹ

(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).