WB phê duyệt 107 triệu USD nâng cao an toàn đường thủy nội địa Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Việc nâng cấp Hành lang vận tải Đông-Tây sẽ giúp giảm khoảng 30% khoảng cách vận chuyển giữa cảng lớn nhất vùng ĐBSCL tại Cần Thơ và cảng có lưu lượng lớn nhất Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
WB phê duyệt 107 triệu USD nâng cao an toàn đường thủy nội địa Việt Nam. (Ảnh: Vietnam+)

WB phê duyệt 107 triệu USD nâng cao an toàn đường thủy nội địa Việt Nam. (Ảnh: Vietnam+)

Ngày 22/6, Ban Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 107 triệu USD nhằm nâng cao năng lực, tính hiệu quả và sự an toàn của các tuyến đường thủy nội địa ở miền Nam Việt Nam đồng thời cắt giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông vận tải.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam để phục vụ cả tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu.

Dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam mới được phê duyệt nói trên nhằm tăng lưu lượng hàng hóa và giảm thời gian lưu thông trên các hành lang vận tải huyết mạch Đông-Tây và Bắc-Nam. Dự án cũng sẽ kết nối các trung tâm sản xuất quan trọng với cảng nước sâu chính của Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu.

Bà Mariam Sherman - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: “Các tuyến đường thủy khu vực phía Nam của Việt Nam có tiềm năng to lớn là phương thức vận tải rẻ hơn, xanh hơn và an toàn hơn. Dự án này trực tiếp hỗ trợ những mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam, đó là thúc đẩy tính cạnh tranh của giao thông đường thủy nội địa, giảm phát thải cácbon trong ngành giao thông vận tải và qua đó thúc đẩy tính cạnh tranh thương mại của đất nước.

Việc nâng cấp Hành lang vận tải Đông-Tây sẽ giúp giảm khoảng 30% khoảng cách vận chuyển giữa cảng lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ và cảng có lưu lượng lớn nhất Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cải tạo Hành lang vận tải Bắc-Nam sẽ trực tiếp kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng nội địa với cảng nước sâu chính của Việt Nam để phục vụ hoạt động thương mại quốc tế, giảm phát thải và chi phí logistics.

Chuyển sang vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa có ý nghĩa rất quan trọng để giảm phát thải các-bon trong ngành giao thông vận tải của Việt Nam. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, gây ra khoảng 80% lượng phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông, thải ra lượng các-bon nhiều hơn gấp sáu lần so với vận tải đường thủy.

Dự án cũng hỗ trợ hệ thống phao tiêu báo hiệu và cải tạo các khúc cua gấp trên tuyến đường thủy, giúp cải thiện an toàn.

Dự án dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp và người lao động, các đơn vị khai thác tàu bè cũng như toàn bộ người dân ở miền Nam Việt Nam.

Dự án phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng Thế giới, đó là thúc đẩy thịnh vượng chung trên một hành tinh đáng sống. Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và phát triển cho Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (2022) coi việc đẩy mạnh vận tải đường thủy nội địa là một trong những biện pháp mang lại nhiều tác động nhất nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông vận tải của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai ban hành hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh

Gia Lai ban hành hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức công nhận đất ở, giao đất ở cho cá nhân, giao đất chưa sử dụng cho cá nhân, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân trên địa bàn tỉnh. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25-10-2024.

Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải

Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 23 ngày 26-7-2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới.

Khổ vì chung cư không có chỗ giao, nhận hàng

Khổ vì chung cư không có chỗ giao, nhận hàng

Khi mua hàng qua mạng đã trở thành thói quen của hầu hết người dân thành phố, việc nhiều chung cư không bố trí chỗ giao, nhận đã gây không ít phiền lụy cho cư dân. Chỗ giao- nhận đồ ở các chung cư, chuyện nhỏ mà khó lớn trong đời sống hiện đại.

Đường liên xã Ia Tiêm-Bờ Ngoong ở huyện Chư Sê: Nỗi khổ của người dân

Đường liên xã Ia Tiêm-Bờ Ngoong xuống cấp, nguy cơ mất an toàn giao thông

(GLO)- Nhiều năm qua, tuyến đường nối xã Ia Tiêm và xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) xuất hiện dày đặc ổ gà, ổ voi với kích thước lớn. Thêm vào đó, tình trạng sụt lún, nứt gãy, tạo thành khe hở sâu, lồi lõm trên mặt đường khiến việc lưu thông khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở bờ sông Ba

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở bờ sông Ba

(GLO)- Tình trạng sạt lở dọc bờ sông Ba-đoạn qua địa bàn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hàng trăm hộ dân. Trước tình hình đó, các cấp, ngành cần sớm có giải pháp cấp bách giúp người dân nơi đây ổn định cuộc sống.