Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh quyết tâm quản lý, bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ chủ động phối hợp với chính quyền các xã giáp ranh, xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát địa bàn và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã góp phần mang lại bình yên cho những cánh rừng.
Cách TP. Pleiku khoảng 50 km về phía Đông Bắc, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích hơn 41.913 ha, nằm trên địa bàn 3 huyện Đak Đoa, Mang Yang và Kbang, giáp ranh với các xã: Krong, Đak Rong, Kon Pne (huyện Kbang); Hà Đông (huyện Đak Đoa); Ayun, Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang). Diện tích rừng rộng, phân bố trên địa hình đồi dốc và bị chia cắt bởi nhiều khe suối gây khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Để thực hiện nhiệm vụ, các Trạm Kiểm lâm của Vườn đã tích cực phối hợp với chính quyền các xã giáp ranh, các công ty lâm nghiệp, hộ nhận khoán quản lý và bảo vệ rừng thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, truy quét lâm tặc, phòng ngừa và kịp thời xử lý ngay các trường hợp vi phạm; ngăn chặn hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, săn bắt động vật hoang dã, phá rừng làm rẫy...
 Lực lượng kiểm lâm của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh phối hợp với các hộ dân tổ chức tuần tra kiểm soát khu vực rừng nhận khoán.
Lực lượng kiểm lâm của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh phối hợp với các hộ dân tổ chức tuần tra kiểm soát khu vực rừng nhận khoán.
Để giữ bình yên cho những cánh rừng, ngoài việc tăng cường tuần tra bảo vệ, các trạm Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động của Vườn còn tổ chức kiểm tra các điểm nóng, kiểm soát tình hình phá rừng làm rẫy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hành vi xâm hại rừng. Kết quả, năm 2019, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã tổ chức được 96 đợt tuần tra, truy quét, phát hiện 8 vụ vi phạm. Trong đó, khai thác rừng trái phép 4 vụ, vận chuyển và tàng trữ lâm sản trái pháp luật 4 vụ, tịch thu hơn 2,7 m3 gỗ xẻ các loại. Đồng thời, phát hiện và thu giữ 400 bẫy động vật; 4 súng cồn tự chế, phá hủy nhiều đường bẫy và lán trại cũ trong rừng.
Bên cạnh việc giữ rừng, các Trạm Kiểm lâm còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ”. Tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Tổ chức ký cam kết sử dụng an toàn lửa rừng đối với người dân sống gần rừng và liền rừng, hướng dẫn người dân đốt nương làm rẫy theo quy định. Triển khai lực lượng trực phòng cháy chữa cháy 24/24 giờ, đặc biệt là giờ cao điểm nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát những vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng.
Theo ông Nguyễn Văn Hoan-Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Ngoài việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn ký hợp đồng giao khoán quản lý, bảo vệ rừng với các cộng đồng thuộc 18 thôn, làng vùng đệm trên địa bàn 6 xã của 3 huyện: Mang Yang, Kbang và Đak Đoa. Việc giao khoán bắt đầu thực hiện từ năm 2013 với diện tích khoảng 8.000 ha, đơn giá 200.000 đồng/ha/năm; đến nay đã nâng lên thành 17.950 ha với đơn giá bình quân 350.000 đồng/ha/năm cho 26 nhóm hộ (tổng số 708 hộ), trung bình thu nhập mỗi hộ 8-10 triệu đồng/năm. “Tình trạng khai thác gỗ trái phép, phá rừng làm rẫy ở những khu vực giao khoán cho người dân hầu như không còn. Người dân nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng có nguồn thu nhập ổn định, góp phần cải thiện đời sống; nguồn thu này đã dần trở thành một phần thu nhập chính trong sinh kế hộ. Mọi hoạt động chi trả giữa đơn vị với hộ nhận khoán được thực hiện công khai, minh bạch từ khâu hợp đồng giao khoán cho đến mức tiền chi trả”-ông Hoan khẳng định.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.