"Vườn địa đàng" của nữ họa sĩ Trịnh Cẩm Nhi - nơi giao hòa nghệ thuật Việt Nam và Italia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây, triển lãm tranh "Vườn địa đàng: Garden of unknowing" của nữ họa sĩ Trịnh Cẩm Nhi đã khai mạc tại Casa Italia và sẽ được trưng bày đến 7/12 tới đây.

"Vườn địa đàng: Garden of unknowing" của nữ họa sĩ Trịnh Cẩm Nhi đã khai mạc tại Casa Italia.
"Vườn địa đàng: Garden of unknowing" của nữ họa sĩ Trịnh Cẩm Nhi đã khai mạc tại Casa Italia.



Phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm tranh "Vườn địa đàng: Garden of unknowing" của nữ họa sĩ Trịnh Cẩm Nhi, đại sứ Italia tại Việt Nam Antonio Alessandro cho biết rất vui mừng khi được tổ chức sự kiện này. Ông cũng bày tỏ niềm vui khi những tác phẩm tại triển lãm đầu tiên của nữ họa sĩ trẻ Trịnh Cẩm Nhi như một sự giao hòa giữa hai đất nước Việt Nam và Italia. Sau những năm du học tại Italia, Trịnh Cẩm Nhi đã hấp thụ được rất nhiều tinh hoa từ nghệ thuật Ý và cùng với bản sắc riêng của mình tạo ra những tác phẩm đặc sắc.
 

Đại sứ Italia Atonio Alessandro và nữ họa sĩ Trịnh Cẩm Nhi.
Đại sứ Italia Atonio Alessandro và nữ họa sĩ Trịnh Cẩm Nhi.



Là một người rất yêu thích hoa, đại sứ Italia Atonio Alessandro và vợ thường xuyên tới vườn hoa Quảng An để chiêm ngưỡng những loại hoa ông chưa từng được thấy ở đất nước mình. Bởi vậy ông rất vui khi triển lãm tranh đầu tiên tại Casa Italia (Trung tâm Văn hóa Italy tại Việt Nam) mang chủ đề liên quan đến hoa.
 

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam (giữa) tại triển lãm.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam (giữa) tại triển lãm.


Họa sĩ Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng chia sẻ niềm vui khi nền mỹ thuật đương đại Việt Nam có thêm cái tên Trịnh Cẩm Nhi. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn đánh giá tác phẩm của nữ họa sĩ trẻ Trịnh Cẩm Nhi mang màu sắc trong trẻo, rực rỡ và ấm áp, đã đưa người xem đến một vườn địa đàng với vẻ đẹp của hoa và phụ nữ. Ông cũng xúc động khi nói rằng, ông của họa sĩ Trịnh Cẩm Nhi là cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc chắc hẳn đang rất tự hào về người cháu gái đã thừa hưởng được rất nhiều tinh thần từ mình.
 

 



Họa sĩ Trịnh Cẩm Nhi (24 tuổi) được sinh ra trong một gia đình nghệ thuật nổi tiếng. Cô là con gái của nhà báo, nhà phê bình nghệ thuật, họa sĩ Trịnh Tú. Ông nội của Trịnh Cẩm Nhi là họa sĩ thiền sư Trịnh Hữu Ngọc (1912-1997), người nổi danh không chỉ ở hội họa mà còn là một nhà thiết kế nội thất với thương hiệu nội thất MEMO lừng danh đầu thế kỉ 20. Ông cũng là người truyền cảm hứng nghệ thuật thiết kế nội thất đến thế hệ nghệ sĩ ngày nay.

 

 


Những tác phẩm và quan niệm sống của ông đã đem lại những ảnh hưởng lớn về cách sống, sự lựa chọn và tư duy nghề nghiệp. Ông có hơn 600 tác phẩm hội họa, một số tác phẩm thiết kế đồ gỗ đã đi vào lịch sử.

Từ khi sinh ra, Trịnh Cẩm Nhi đã có cơ hội tiếp xúc với nghệ thuật và nghệ thuật đã ngấm vào cô một cách tự nhiên nhất. Cô chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cha mình mặc dù phong cách của hai người không hề giống nhau. Họa sĩ Trịnh Tú thường dùng màu sắc nhẹ nhàng còn Trịnh Cẩm Nhi thiên về màu sắc rực rỡ.


 

 



Trịnh Cẩm Nhi từng đoạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh theo phong cách Amedeo Modigliani do Casa Italia (Trung tâm Văn hóa Italy tại Việt Nam) tổ chức năm 2014 và đây cũng là khởi đầu cho hành trình du học ở Italia của cô. Dù yêu thích hội họa từ nhỏ nhưng Trịnh Cẩm Nhi chưa hề nghĩ đến việc du học ngành này trước đó. Giải thưởng khiến cô tập trung nghiên cứu, cân nhắc quyết định đi học ở Italy bởi đây là cái nôi của thời kỳ hội họa Phục Hưng, Ba-rốc.
 

 



Trịnh Cẩm Nhi đã tốt nghiệp loại xuất sắc tại Học viện Mỹ thuật Roma, Italy. Để có thành tích này cô đã phải nỗ lực rất nhiều. Đầu tiên là vượt qua rào cản về ngôn ngữ vì phải học hoàn toàn bằng tiếng Italy, sinh viên cũng phải tự nghiên cứu nhiều. "Chương trình đào tạo của trường khá nặng về lý thuyết, kiến thức hàn lâm, đặc biệt là các môn triết học, lịch sử nghệ thuật… Mỗi thầy giáo lại có một phong cách dạy khác nhau, có người thiên về lý thuyết, có người nặng về kỹ thuật… Tôi may mắn vì chọn được một người thầy cởi mở và khơi gợi nhiều ý tưởng", Trịnh Cẩm Nhi cho hay.

 

 Khai mạc triển lãm
Khai mạc triển lãm "Vườn địa đàng: Garden of unknowing" của họa sĩ Trịnh Cẩm Nhi thu hút đông đảo người quan tâm.



Chia sẻ về chủ đề triển lãm tranh của mình, Trịnh Cẩm Nhi cho biết: "Tôi nghĩ bản thân mình là người khá nữ tính. Một cách tự nhiên, tôi rất thích các loại hoa nên đã vẽ hoa. Nhưng sau đó, những bông hoa gợi mở thêm cho tôi ý tưởng khác nữa về phụ nữ, tính nữ và những chuyển động nội tâm. Từ đó tôi đặt hoa trong những không gian khác: hoa trong không gian với phụ nữ, phụ nữ trong không gian với hoa. Về sau sẽ là hoa trong một không gian siêu thực, như "vườn địa đàng" này. Tôi không muốn vẽ người hoàn hảo, chỉ là "vẽ người" thôi, vì con người, vốn là không ai hoàn hảo cả".
 


 



Triển lãm đầu tiên của Trịnh Cẩm Nhi – "Vườn địa đàng: Garden of unknowing" diễn ra từ ngày 28/11- 7/12/2020, tại Trung tâm văn hóa Italy, Casa Italia, 18 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.



http://https://danviet.vn/vuon-dia-dang-cua-nu-hoa-si-trinh-cam-nhi-noi-giao-hoa-nghe-thuat-viet-nam-va-italia-20201129120352768.htm
 

Theo HÀ THÚY PHƯƠNG (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null