Vụ 'chuyến bay giải cứu'- phải thu hồi triệt để số tiền phạm pháp 'khủng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Liên quan đến vụ "chuyến bay giải cứu", ngày 4.4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố 54 người về 5 tội: "Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ, Nhận hối hộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Liên quan đến "chuyến bay giải cứu", các bị can (từ trái sang): Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam. Ảnh: Công an cung cấp

Liên quan đến "chuyến bay giải cứu", các bị can (từ trái sang): Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam. Ảnh: Công an cung cấp

Trong danh sách bị can, có nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp, công an hàm cấp tướng, thêm một lần nữa khẳng định không có bao che, bảo kê, không có vùng cấm và không có ai hạ cánh an toàn nếu vi phạm pháp luật.

Những cán bộ như Tô Anh Dũng - cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Vũ Hồng Nam, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Chử Xuân Dũng - cựu Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội và Trần Văn Tân, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam cũng bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ". Ở nhóm tội "Môi giới hối lộ" có Nguyễn Anh Tuấn - cựu Thiếu tướng, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội.

Một nhóm người có quyền lực như vậy, tưởng chừng như lấy tay "che được bầu trời", nhưng đã không thoát được lưới pháp luật. Cho dù các đối tượng này cấu kết thành một nhóm, tổ chức chặt chẽ, chia chác lợi ích và dùng quyền lực tự bảo vệ nhau, thì cũng không qua mắt được cơ quan điều tra.

Qua kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu", người dân ngày càng tin tưởng vào chủ trương chống tham nhũng, chống tiêu cực của Đảng, Nhà nước và sự nghiêm minh của pháp luật.

Người dân có niềm tin vào pháp luật, đồng thời giải tỏa được bức xúc đối với vụ án này. Không ai có thể tưởng tượng được, khi người dân đang đau khổ trong dịch bệnh và chết chóc, thì có những người rắp tâm làm giàu bất chính. Không bức xúc sao được.

Điển hình cho hành vi nhận hối lộ với số tiền "khủng". Kết quả điều tra xác định, bị can Tô Anh Dũng đã nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng, bị can Nguyễn Thị Hương Lan được "lại quả" hơn 25 tỉ đồng...

Điều tra, truy tố, xét xử và sẽ có quyết định trừng phạt của tòa án, nhưng điều mà dư luận quan tâm là thu hồi đầy đủ số tiền mà các bị can đã nhận hối lộ, cũng như số tiền thu lợi bất chính của các cá nhân, tổ chức liên quan.

Theo cơ quan điều tra, bị can Tô Anh Dũng đã nhận thức được hành vi phạm tội, gia đình đã tự nguyện nộp lại 2 tỉ đồng. Nhưng con số này chỉ là phần nhỏ trong tổng số 21,5 tỉ đồng. Tất nhiên, còn chờ kết luận của Tòa án để có con số cuối cùng.

Đối với các bị can nhận hối lộ, phải thực hiện các biện pháp phong tỏa tài sản để có cơ sở thi hành án.

Ví dụ, hơn 1 triệu USD mà bị can Nguyễn Thị Hương Lan nhận hối lộ, cho dù đi về đâu thì cũng phải truy cho ra để thu về. Nếu theo dấu vết của số tiền này mà tìm ra "đồng bọn" nữa thì càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.