"Việt Nam 2045" và mục tiêu tự do kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần đầu tiên cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng và đại diện các doanh nghiệp, trí thức bàn về một “Việt Nam phát triển cường thịnh vào năm 2045” được tổ chức hôm 6.3.

 

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng những doanh nhân Việt Nam, trí thức Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vào tinh thần hướng tới một Việt Nam 2045. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng những doanh nhân Việt Nam, trí thức Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vào tinh thần hướng tới một Việt Nam 2045. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Cũng lần đầu tiên, Việt Nam vào nhóm có chỉ số tự do kinh tế trung bình trong bảng xếp hạng của Heritage Foundation (Mỹ). Trước đó, Việt Nam được xếp vào nhóm hầu như không có tự do kinh tế.

Tại bảng xếp hạng này, Việt Nam được cho là có tốc độ thăng tiến “thần kỳ” và nhanh hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của thế giới. Nếu như năm 2018, Việt Nam chỉ đứng thứ 141, năm 2019 vị trí 128, năm 2020 là 105 và đến năm nay là thứ hạng 90.

Tự do kinh tế cũng được cho là nền tảng phát triển, đặc biệt đối với kinh tế tư nhân. Để hướng đến tầm nhìn 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao như đã nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII thì càng phải đẩy nhanh tốc độ tự do kinh tế, hướng đến Top 30-50 nền kinh tế có tư do nhất toàn cầu.

Không phải là không có những e ngại. Bởi, chính trong phần phát biểu trước Thủ tướng tại cuộc gặp gỡ “Việt Nam 2045” nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng đặt thẳng vấn đề là mong muốn Chính phủ kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, giữa các doanh nghiệp với nhau. Cụ thể, trong nhận thức và đối xử, phải bình đẳng giữa DNTN và doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI, không phân biệt, không kỳ thị trong đánh giá, trong nhìn nhận. Bình đẳng tiếp cận nguồn lực.

Trong đó, yêu cầu không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự, nếu làm đúng pháp luật thì phải bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp theo hiến pháp, pháp luật.

Trên thực tế, một trong những điểm sáng được ghi nhận thời gian qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ 2016 đến nay, đó chính là: Cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Nhưng tốc độ cải cách cần song hành, thậm chí là phải đi trước sự phát triển của doanh nghiệp.

Trước cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách “trao cơ hội phát triển cho mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giải phóng nguồn lực cho doanh nghiệp, người dân, các thành phần kinh tế như FDI, hợp tác xã, hộ cá thể… trong đó kinh tế tư nhân là một trong những thành phần quan trọng”. Chỉ khi được đối xử bình đẳng, được trao cơ hội, doanh nghiệp Việt mới có thể trở thành “khổng lồ” như cách đặt vấn đề của người đứng đầu Chính phủ.

Tăng cường tự do kinh tế đòi hỏi phải thực thi chính sách minh bạch. Trước hết là không biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ “lợi ích nhóm” dưới mọi hình thức.

Đẩy nhanh tốc độ nhưng phải đi kèm với phát triển bền vững. Đó là hai nhiệm vụ rất khó khăn nhưng với nội lực và quyết tâm của Chính phủ, doanh nghiệp và từng người dân, mục tiêu đặt ra đến năm 2045 không phải là quá xa, không phải là kỳ vọng mà là một nhiệm vụ phải được bắt tay làm ngay từ bây giờ.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/viet-nam-2045-va-muc-tieu-tu-do-kinh-te-886688.ldo

Theo HOÀNG LÂM (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.