Vì sao thủy lợi Ia Mláh bị chậm tiến độ?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Công trình thủy lợi Ia Mláh (huyện Krông Pa) có diện tích tưới hơn 5.000 ha, khởi công từ năm 2005. Theo kế hoạch đến tháng 5-2009 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng, song đến nay nhiều gói thầu kênh chính không thi công được, chậm tiến độ hơn 1 năm nữa…

Đập đầu mối công trình thủy lợi Ia Mláh huyện Krông Pa. Ảnh: Đức Mạo
Đập đầu mối công trình thủy lợi Ia Mláh huyện Krông Pa. Ảnh: Đức Mạo
Đất khát chờ nước

Krông Pa được ví là “chảo lửa” bởi hàng năm số ngày nắng rất dài, vùng đất thường xuyên khô khát do thiếu nước. Krông Pa có địa chất phức tạp, chủ yếu là rừng khộp được khai khẩn, lòng đất có lượng đá vôi lớn nên  đào giếng lấy nước sinh hoạt rất khó khăn. Vì thế, Chính phủ có quyết định đầu tư xây dựng thủy lợi Ia Mláh. Theo thiết kế, công trình này có tổng diện tích tưới 5.150 ha, trong đó diện tích tưới tự chảy 3.862 ha, tưới tạo nguồn 1.288 ha trên địa bàn 5 xã, 1 thị trấn. Ngoài ra, đến năm 2010 công trình thủy lợi Ia Mláh còn phục vụ nước sinh hoạt cho 36.000 cư dân trên địa bàn, tổng  lượng nước hơn 1 triệu m3/năm. Công trình được giao cho Ban Quản lý dự án (QLDA) Thủy lợi 8 (thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT) làm chủ đầu tư, tổng vốn 396 tỉ đồng (đến nay vốn bù trượt giá và phát sinh một số hạng  mục lên hơn 500 tỉ đồng).

Ngay sau khi khởi công xây dựng thủy lợi Ia Mláh, Ban QLDA Thủy lợi 8 đã thành lập Ban QLDA Thủy lợi Ia Mláh thường xuyên túc trực tại công trình đôn đốc các đơn vị thi công, giải quyết vướng mắc và giám sát chất lượng công trình. Thế nhưng  từ hơn 1 năm nay, nhiều gói thầu không được thi công do không có mặt bằng. Kỹ sư Lê Khắc Tuyến- Phó Trưởng ban QLDA Thủy lợi Ia Mláh cho biết: Đến nay, công trình đã hoàn thành cơ bản đập đầu mối; 14,5 km kênh chính và 8 km kênh cấp 1 đã nghiệm thu. Tuy nhiên hiện vẫn còn 3 km kênh chính, 25 km kênh cấp 1 chưa có mặt bằng thi công. Đặc biệt gói thầu số 26 và 27 thi công kênh chính đấu thầu xong từ đầu năm 2008, đến nay hơn 1 năm vẫn chưa có mặt bằng. Đơn vị thi công 2 gói thầu này từng chở vật tư thiết bị đến công trường nhưng bị người dân ra ách lại bởi họ chưa được đền bù hoa màu, đất đai. Vì thế đến nay công trình mới chỉ hoàn thành khoảng 70% khối lượng công việc, kế hoạch đến tháng 5-2009 đưa công trình vào sử dụng là không thể thực hiện được. Lý do là chính quyền không bàn giao được mặt bằng cho đơn vị thi công bởi chưa hoàn thành việc giải phóng đền bù.

Bao giờ công trình hoàn thành?

Chúng tôi tìm đến ông Trần Xuân Sách- Trưởng  ban Giải tỏa Đền bù huyện Krông Pa, đơn vị phụ trách việc giải tỏa đền bù công trình thủy lợi Ia Mláh. Ông Sách cho biết đến đầu năm 2009, tỉnh đã liên tục gửi nhiều văn bản lên Bộ Tài chính đề nghị cấp vốn di dân tái định cư cho dự án song vẫn chưa được giải quyết. Công tác di dân tái định cư dự án này tỉnh giao cho huyện Krông Pa đảm nhiệm, tổng kinh phí được duyệt ban đầu là hơn 32 tỉ đồng, đến năm 2008 UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án đền bù di dân tái định cư hệ thống thủy lợi Ia Mláh lên 49,1 tỉ đồng. Năm 2006 khi thi công đập đầu mối, ngân sách tỉnh ứng 10 tỉ đồng để hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư. Nhiều năm qua kinh phí của dự án không rõ trục trặc từ khâu nào mà Bộ Tài chính chưa cho giải ngân.

Công trình thủy lợi Ia Mláh bị chậm tiến độ trong khi hàng trăm ha cây trồng bị thiếu nước tưới. K.N
Công trình thủy lợi Ia Mláh bị chậm tiến độ trong khi hàng trăm ha cây trồng bị thiếu nước tưới. K.N
Theo nguồn tin của Ban Giải tỏa Đền bù huyện Krông Pa, vừa qua Bộ Tài chính đã ghi vốn của dự án này trong năm 2009 là 20 tỉ đồng, trong đó trả nợ ngân sách đã 10 tỉ đồng.(đến ngày 18-3 Krông Pa chưa nhận được văn bản chính thức). Số tiền này chưa đủ trả nợ cho dân. Nếu năm 2009 không có đủ vốn, đương nhiên nhiều hạng mục phải “đắp chiếu” bởi một số hộ dân kiên quyết không chịu bàn giao đất đai của họ khi chưa nhận tiền đền bù.

Đồng thời với việc không giải phóng được mặt bằng để thi công, thủy lợi Ia Mláh còn nhiều bất cập khác như đến nay vẫn chưa thi công hệ thống kênh nhánh, khai hoang đồng ruộng. Ngày 19-3-2009, chúng tôi có mặt quanh lưu vực thủy lợi Ia Mláh thấy ruộng đồng, đất đai vẫn khô khát như nhiều năm trước. Chưa làm kênh mương nội đồng, chưa khai hoang đồng ruộng thì công trình trị giá hơn 500 tỉ đồng này lại thêm một năm lãng phí.
Kiên Nghĩa

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

(GLO)- Nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024).

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.