Vệ sinh lớp học: Để học sinh làm hay thuê người?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong cuộc họp đầu năm, nhiều phụ huynh tại TP.HCM tranh luận về vấn đề có nên để cho học sinh tiểu học tự quét dọn lớp hay thuê người làm thay.

Trong buổi họp tại một trường tiểu học ở H.Hóc Môn, "để cho học sinh (HS) tiểu học tự quét dọn lớp học" (còn gọi là trực nhật) trở thành đề tài tranh luận giữa các phụ huynh.

HAI LUỒNG Ý KIẾN TRÁI CHIỀU

"Lịch học bán trú đã quá dày đặc, từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 20. Nếu phải quét dọn lớp, các con sẽ thêm mệt mỏi, phải ở lại sau giờ học. Trong cuộc họp đầu năm, cũng có phụ huynh góp ý nên để HS trực nhật. Tuy nhiên, khi giơ tay biểu quyết thì gần như đa số ủng hộ việc phụ huynh góp tiền trả cho cô lao công để cô dọn dẹp lớp sạch sẽ hơn", anh N.D, có con học lớp 2 tại Trường tiểu học Bùi Văn Ngữ (H.Hóc Môn), chia sẻ.

Dạy các kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng, hình thành tính tự lập cho học sinh từ nhỏ
Dạy các kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng, hình thành tính tự lập cho học sinh từ nhỏ

Tương tự, chị Bùi Thị Cẩm Tiên, có con học lớp 4 trường này, cho hay tại cuộc họp phụ huynh đầu năm vừa qua, có hai luồng ý kiến trái chiều về việc chia tổ cho HS trực nhật, thay vì thuê cô lao công như 3 năm học trước. "Một số phụ huynh cho rằng từ lớp 1 đến 3 thì các con còn nhỏ, nhưng nay các con lên lớp 4 đã đủ lớn để trực nhật, nhiều em đã biết quét dọn nhà cửa, nấu ăn phụ cha mẹ ở nhà", chị Tiên cho hay.

Việc phụ huynh tự đóng góp tiền thuê cô lao công dọn dẹp lớp khá phổ biến tại các trường tiểu học ở TP.HCM, thường là ở lớp 1, 2, 3. Phụ huynh cho rằng HS còn nhỏ, phải học bán trú cả ngày ở trường, lịch học dày đặc nên để con tập trung vào việc học; việc trực nhật chỉ nên được giao cho HS từ lớp 4. Số khác thì cho rằng nên dần dần cho HS tập làm quen trực nhật từ lớp 2.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, có con trai đang học lớp 4 tại Q.10, cho rằng việc phân chia lớp thành các nhóm trực nhật là hợp lý. "Con trai tôi vui vẻ trực nhật ở lớp theo phân công. Thật sự các con làm không sạch sẽ, nhưng đây là cách giáo dục con ý thức trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ trực nhật vì tinh thần tập thể. Tôi nhận thấy việc trực nhật không quá khó nhọc cho HS tiểu học, chủ yếu là quét lớp, lau bảng và tưới cây", chị Lan chia sẻ. Theo chị Lan, cha mẹ sẽ "hại con" nếu không chịu khó giáo dục cho con những kỹ năng sống, biết làm việc nhà như quét nhà, phụ cha mẹ phơi quần áo.

RÈN KỸ NĂNG SỐNG TỪ NHỮNG VIỆC LÀM NHỎ

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục đưa ra mục tiêu giáo dục trẻ tinh thần yêu lao động, hỗ trợ gia đình làm việc nhà thông qua những bài học môn đạo đức, kỹ năng sống hoặc hoạt động trải nghiệm. Nhà trường và gia đình có thể rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học ngay từ những việc làm nhỏ ở nhà hay trong lớp, như trực nhật.

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục đưa ra mục tiêu giáo dục trẻ tinh thần yêu lao động, hỗ trợ gia đình làm việc nhà thông qua những bài học môn đạo đức, kỹ năng sống hoặc hoạt động trải nghiệm
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục đưa ra mục tiêu giáo dục trẻ tinh thần yêu lao động, hỗ trợ gia đình làm việc nhà thông qua những bài học môn đạo đức, kỹ năng sống hoặc hoạt động trải nghiệm

Cô Trần Thị Hoài Nghi, giáo viên Trường tiểu học Kim Đồng (Q.Gò Vấp), cho hay cần dạy HS từ lớp 4 cách dọn dẹp lớp học, như quét lớp, lau chùi bàn ghế, sắp xếp đồ đạc, tưới cây trong lớp. Còn HS lớp 1, 2, 3 có thể dọn dẹp vệ sinh tại chỗ ngồi của mình. "Đây là một kỹ năng sống quan trọng, giúp HS trở nên tự lập và có ý thức trách nhiệm, thói quen tự giác. Qua hoạt động trực nhật, HS rèn luyện kỹ năng sắp xếp thời gian vì phải làm thật nhanh, sạch sẽ. Thực tế cho thấy có những HS thật sự không biết cầm chổi đúng cách. Vì thế, cô giáo hướng dẫn các con cách cầm chổi, cách cầm cây lau sàn hay dùng giẻ lau bàn, từ đó tạo thói quen để HS tự làm trên lớp hoặc ở nhà", cô Nghi chia sẻ.

Theo cô Nghi, việc dạy các kỹ năng sống này (nếu có sự phối hợp cả nhà trường lẫn gia đình) không chỉ có lợi cho HS mà còn giúp ích rất nhiều cho phụ huynh vì con em mình có thể phụ giúp công việc nhà. Không ít phụ huynh thời nay quá chiều chuộng con, không để con tự làm những việc đơn giản ở nhà. Do đó, dạy các kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng, hình thành tính tự lập cho các con từ nhỏ.

Việc có nên để HS tiểu học trực nhật hay thuê nhân công làm vẫn tiếp tục là vấn đề tranh luận của các phụ huynh. Bất kỳ quyết định nào cũng cần đặt lợi ích của HS lên hàng đầu, để các em có thể phát triển toàn diện, không chỉ về mặt kiến thức mà còn về nhân cách và kỹ năng sống.

Giành làm hết cho trẻ thực chất là tước đi quyền được lao động của HS

Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An, nguyên giảng viên khoa Tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ: Nhà trường và gia đình có nhiệm vụ giáo dục toàn diện HS cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Việc phụ huynh thuê lao công dọn dẹp lớp thay cho HS có thể tước đi quyền được lao động của HS, gây mất cân bằng trong giáo dục toàn diện. Hoạt động trực nhật góp phần mang đến nhiều lợi ích cho HS: yêu lao động; kỹ năng làm việc nhóm; hình thành tinh thần, ý thức về trách nhiệm cá nhân trong tập thể; rèn luyện thể chất.

Một số bậc cha mẹ cứ "giành làm" hết tất cả, chẳng hạn không dám cho con rửa chén vì sợ con làm bể, nhưng điều này thực chất cướp đi quyền được lao động của trẻ. Nếu trẻ được bảo bọc quá nhiều, chúng sẽ không biết sống tự lập, dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này.

Trong thời đại hiện nay, việc giáo dục về lao động cho trẻ không chỉ là một vấn đề giáo dục mà còn là trách nhiệm của cả gia đình và xã hội.

Theo Phúc Duy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.