Ứng dụng công nghệ để cứu thảm họa kẹt xe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Suốt tuần qua, người dân Hà Nội khổ sở vì nạn kẹt xe, và xem ra, chưa có dấu hiệu gì cho thấy được giải cứu. Càng ngày ùn tắc càng nghiêm trọng hơn, kéo dài thời gian hơn.

Kẹt xe đang là vấn nạn nhức nhối ỏ Hà Nội. Ảnh: Tùng Chi
Kẹt xe đang là vấn nạn nhức nhối ỏ Hà Nội. Ảnh: Tùng Chi
Giải pháp nào cho thảm họa này, xây thêm một số cây cầu vượt, hầm chui. Đã làm rồi, nhưng không phải muốn cây cầu là có ngay được, vì cần có tiền, thi công một công trình cũng cần có thời gian. Và khi có cây cầu vượt, cũng không giải quyết được ổn định, nạn kẹt xe vẫn thường xảy ra.
Mở rộng đường ư? Đã mở rồi, nhưng thêm một khoảng không gian mặt đường không đáng gì với số lượng phương tiện cá nhân tăng hàng năm. Đất đai có hạn, nên mở đường không bao giờ là giải pháp được kỳ vọng.
Dẹp xe máy ư? Chính quyền của hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM từng đưa đề tài này ra bàn luận, từng đưa ra nhiều tuyên bố về hạn chế xe máy, nhưng bao nhiêu năm nay, xe máy chỉ tăng, không giảm. Dân hỏi một câu nhưng chính quyền chưa trả lời thuyết phục, cấm xe máy thì đi bằng gì?
Chúng ta cứ oang oang về công nghệ, về 4.0, về số hóa, nhưng chưa áp dụng được nhiều để giải quyết thảm họa kẹt xe. Còn nhớ khi đại dịch COVID-19 bùng phát lần đầu, thực hiện giản cách xã hội, gần như không mấy ai ra đường, đa số cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp làm việc online, nhiều cửa hàng, siêu thị bán hàng trực tuyến. Nhưng khi trở lại cuộc sống bình thường mới, thì chúng ta quay trở lại nếp sinh hoạt cũ. Việt Nam đã đánh mất đi cơ hội lớn mà đại dịch COVID-19 vô tình tặng cho.
Ai cũng có thể nhận thức được, nếu tổ chức làm việc trực tuyến những bộ phận phù hợp, thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho cá nhân người lao động cũng như đơn vị sử dụng lao động, và đóng góp chung là bớt một lượng lớn người đi ra đường hằng ngày, hạn chế ô nhiễm và giảm ùn tắc giao thông.
Các cơ quan, doanh nghiệp chỉ ưu tiên tổ chức họp trực tuyến, cũng sẽ giảm bớt lượng người ra đường. Tăng cường giờ học trực tuyến cho học sinh, sinh viên, đương nhiên đường sẽ vắng người hơn.
Các địa phương khai thác tối đa các hoạt động của chính quyền điện tử, người dân chỉ ngồi nhà lên internet để làm các thủ tục, thì không ông dân nào xách xe chạy ra đường cho nó khổ thân.
Xây chiếc cầu vượt, hầm chui rất tốn kém và mất thời gian, nhưng ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động của cá nhân, tổ chức thì không tốn kém gì nhưng làm được ngay và hiệu quả rất cao.
LÊ THANH PHONG (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ung-dung-cong-nghe-de-cuu-tham-hoa-ket-xe-856118.ldo

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam