Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở Gia Lai còn hơn 20%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 13-9, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 2059/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn. 

Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 cho thấy: Toàn tỉnh còn 45.688 hộ nghèo, chiếm 12,09% tổng số hộ dân trong tỉnh. Số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số 40.475 hộ, chiếm tỷ lệ 25,58% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh. 

Còn 33.866 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 8,96% tổng số hộ dân trên địa bàn tỉnh. Số hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 24.839, chiếm tỷ lệ 15,70% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh. 

Tỉnh hiện có 1 huyện nghèo, 43 xã đặc biệt khó khăn, 7 xã biên giới, 384 thôn, làng đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 46% dân số.

Gia Lai phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả tỉnh bình quân 2%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025. Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm trên 3% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo giảm từ 5%/năm trở lên. 

Kế hoạch cũng đặt ra một số kết quả và chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được, chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản đến năm 2025. Trong đó, phấn đấu giảm trên 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều; hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 5 mô hình, dự án giảm nghèo phù hợp nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo; có ít nhất 1.000 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công; có ít nhất 100 người lao động thuộc huyện nghèo được hỗ trợ đào tạo; trong đó, có khoảng 50 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt 95%; 98% hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh; hỗ trợ làm nhà tiêu hợp vệ sinh cho 10.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số; 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet…

Theo Kế hoạch, Chương trình sẽ triển khai 7 dự án, gồm: hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội huyện nghèo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình. 

Các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gồm: chính sách tín dụng ưu đãi, y tế, giáo dục, tiền điện, làm nhà tiêu hợp vệ sinh, trợ giúp pháp lý.

Tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình là hơn 905,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hơn 819 tỷ đồng, ngân sách địa phương đối ứng 10% trên tổng số vốn trung ương phân bổ cho tỉnh Gia Lai là hơn 81,9 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác gần 4,4 tỷ đồng. 

Kế hoạch được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; tăng cường giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững; hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo trong giai đoạn 2021-2025. 

Phụ lục tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

PHƯƠNG VI

Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở Gia Lai còn hơn 20% ảnh 1

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.