Phú Thiện: Lấy tín dụng chính sách làm "đòn bẩy" giảm nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Phú Thiện giải ngân gần 900 tỷ đồng cho hơn 36 ngàn lượt hộ vay. Thông qua “đòn bẩy” này, hàng ngàn hộ được tiếp sức trên hành trình vươn lên thoát nghèo.
Ông Ksor Nhui (thôn Sô Ma Hang A, xã Ia Peng) là một trong những hộ được vay theo chương trình từ Nghị định số 78/2022/NĐ-CP. Ông phấn khởi cho biết: Năm 2019, gia đình ông vay vốn hộ cận nghèo với tổng số tiền 50 triệu đồng. Có tiền, ông mua 3 con bò sinh sản về chăn nuôi, hiện bò đã đẻ được 2 con bê. “Năm 2022, gia đình tôi đề nghị vay vốn bổ sung thêm 40 triệu đồng để mua tiếp 2 con bò, nâng tổng số vốn vay lên 90 triệu đồng. Cũng nhờ nguồn vốn chính sách hỗ trợ mà gia đình tôi đã có thu nhập ổn định hơn, từng bước thoát nghèo”-ông Nhui nói.
Để đưa nguồn vốn ưu đãi đến tận tay hộ vay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phú Thiện cùng các hội, đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền cấp xã xây dựng mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn đến 100% thôn, làng, tổ dân phố. Hệ thống 175  tổ tiết kiệm và vay vốn thực sự là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng CSXH với người vay. Bà Bùi Thị Kim Dung-Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Plei Tăng B (xã Ia Ake) chia sẻ: “Năm 2008, được bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Plei Tăng B, tôi đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ ủy nhiệm được ký kết. Hiện nay, tổng dư nợ của Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Plei Tăng B đạt gần 3 tỷ đồng với 58 hộ vay vốn, tỷ lệ thu lãi hàng tháng đạt 100% lãi phải thu, không có lãi tồn, không có nợ quá hạn”.
Đại diện Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Thiện kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay tại xã Ayun Hạ. Ảnh: Dương Hà
Đại diện Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Thiện kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay tại xã Ayun Hạ. Ảnh: Dương Hà
Nếu như năm 2002, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phú Thiện nhận bàn giao 2 chương trình tín dụng là cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm thì đến nay đã triển khai tới 16 chương trình tín dụng chính sách. Doanh số cho vay giai đoạn 2002-2022 đạt gần 900 tỷ đồng với 36.767 lượt hộ vay. Doanh số thu nợ đạt hơn 584 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến nay đạt hơn 347 tỷ đồng với 8.203 khách hàng dư nợ.  
Sau 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Phú Thiện, nguồn vốn đã giúp cho 10.652 lượt hộ nghèo, 7.095 lượt hộ cận nghèo vay vốn vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết tạo việc làm cho 1.499 lao động, trên 2.881 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn chi phí học tập, giải quyết cho 64 đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động, trên 395 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở, xây dựng được 12.006 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 6.769 hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Thông qua việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị định số 78/2022/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Phú Thiện, tín dụng chính sách đã trở thành một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 26,58% xuống còn 12,62%. Giai đoạn 2016-2021, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 25,16% xuống còn 5,7%. Toàn huyện có 6 xã về đích nông thôn mới, trong đó, 3 xã đang xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Ông Nguyễn Ngọc Ngô-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Đại diện Ngân hàng CSXH huyện Phú Thiện-cho biết: “Thông qua hoạt động cho vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với 100% thôn, làng trên địa bàn huyện. Vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ tích cực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của huyện”.
SƠN CA - DƯƠNG HÀ
 
 

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1- 0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

(GLO)- Sau 1 năm đi vào hoạt động, mô hình “Khu chợ không dùng tiền mặt” tại Trung tâm Thương mại thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế số của địa phương.
Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

(GLO)- Việc có đến 12/16 khu vực, sắc thuế đạt và vượt tiến độ đã tạo đà cho tổng thu nội địa của tỉnh Gia Lai trong quý I-2024 đạt 1.935,6 tỷ đồng, bằng 34,7% dự toán Bộ Tài chính giao và 33,6% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.