Tung tin 'đại bàng chúa làm tổ' để kích giá đất ở Nha Trang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều khu vực trên địa bàn Khánh Hòa nằm vùng ven trung tâm thành phố chính đang chứng kiến cảnh sốt đất chẳng khác gì phong trào mua đất trước thông tin thành lập Đặc khu Vân Phong cách nay vài năm.
H.Cam Lâm (Khánh Hòa) nổi tiếng là ‘thủ phủ” của phân lô bán nền tràn lan. Sau thời gian yên ắng, nơi đây lại “dậy sóng” với các chiêu trò mới. Đó là một số cá nhân tung tin “đại bàng” (ám chỉ tập đoàn lớn) về Cam Lâm đầu tư nhằm kích giá đất để trục lợi.

Một khu đìa thủy sản được phân lô sau khi chuyển mục đích sử dụng. Ảnh: Hiền Lương
Một khu đìa thủy sản được phân lô sau khi chuyển mục đích sử dụng. Ảnh: Hiền Lương
Mua đất khi chưa có quy hoạch xây dựng
Với gần 40 dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Bãi Dài, cạnh sân bay quốc tế và giữa 2 thành phố lớn là Nha Trang và Cam Ranh, thị trường đất nền Cam Lâm nóng lên trong nhiều năm qua. Đặc biệt, từ cuối năm 2018 đến 2019, ăn theo các dự án bất động sản có đầu tư bài bản, nhiều cá nhân thu gom đất, tìm cách lên thổ cư, xin hiến đất làm đường rồi phân lô bán. Tuy nhiên, các khu này chưa có quy hoạch 1/500, nên theo Sở Xây dựng Khánh Hòa, việc xây dựng sau này sẽ gặp nhiều rắc rối.
Chủ đất bắt tay với các công ty môi giới bất động sản với lực lượng “cò” hùng hậu, bất chấp thủ đoạn bán trót lọt hàng trăm lô. Ảnh: Hiền Lương
Chủ đất bắt tay với các công ty môi giới bất động sản với lực lượng “cò” hùng hậu, bất chấp thủ đoạn bán trót lọt hàng trăm lô. Ảnh: Hiền Lương
Để bán hàng, chủ đất bắt tay với các công ty môi giới bất động sản với lực lượng “cò” hùng hậu, bất chấp thủ đoạn bán trót lọt hàng trăm lô. Trên thực tế, có nhiều nhà đầu tư chỉ mua đất qua hình ảnh và lời giới thiệu của môi giới về “dự án” mà không kiểm chứng. Anh Đinh Vũ Nhân (TP.HCM) cho biết, vì môi giới là người quen qua điện thoại trước đó nên cùng nhóm bạn xuống tiền 3 lô đất ven đầm Thủy Triều. Nhưng sau khi đi tận nơi kiểm chứng anh mới tá hỏa khi vị trí đất mua khác xa lời giới thiệu. Nó chỉ là đất phân lô cắm cọc phân định ranh giới trên cốt nền đất đìa tôm đã được chuyển đổi thành đất thổ cư với hạ tầng tự làm, đường sá, hệ thống điện, thoát nước… sơ sài và chưa hợp quy hoạch.
Đìa tôm được phân hàng chục lô đất sau khi chuyển đổi lên đất thổ cư. Ảnh: Hiền Lương
Đìa tôm được phân hàng chục lô đất sau khi chuyển đổi lên đất thổ cư. Ảnh: Hiền Lương
Tung chiêu “ông lớn” đổ bộ làm dự án
Mới đây, tỉnh Khánh Hòa đã cho phép một số tập đoàn lớn đề xuất đầu tư nhiều dự án “khủng” với quy mô hàng nghìn héc-ta tại Cam Lâm. Nắm được thông tin này, giới môi giới đã “truyền thông” trên các trang mạng cá nhân, các nhóm đầu tư là “đại bàng chúa” sắp về đầu tư, giá đất ở đây sẽ tăng từ 30 - 50% và hơn thế trong nay mai.
Một dự án phân lô với hạ tầng sơ sài nhưng đã được mua đi bán lại nhiều lần. Ảnh: Hiền Lương
Một dự án phân lô với hạ tầng sơ sài nhưng đã được mua đi bán lại nhiều lần. Ảnh: Hiền Lương
Theo ghi nhận, những ngày qua các quán cà phê và phòng công chứng trên địa bàn H.Cam Lâm có một số người đến giao dịch. Nhập vai người mua đất, câu chuyện bên bàn cà phê dọc đường Đinh Tiên Hoàng (TT.Cam Lâm) là giá đất và chốt hợp đồng bán ra. Thậm chí, có vị tự xưng là giám đốc sàn giao dịch bất động sản tại Khánh Hòa quả quyết, giá đất tại đây đã tăng khoảng 30 - 50% từ đầu tháng 11. Để chứng minh, người này dẫn dụ các lô đất nền ven đầm Thủy Triều được công ty anh bán ra giữa năm 2020 chỉ có giá 11 - 12 triệu đồng/m2 nay đã tăng hơn 16 - 18 triệu đồng. “Các nhà đầu tư vẫn biết giá tăng nhưng chấp nhận mua vì kỳ vọng khi các “đại bàng chúa” triển khai dự án giá đất sẽ tăng gấp 2 - 3 lần”, vị này “rót mật” vào tai người tìm đất.
Nham nhở những khu đất phân lô tự phát tại H.Cam Lâm. Ảnh: Hiền Lương
Nham nhở những khu đất phân lô tự phát tại H.Cam Lâm. Ảnh: Hiền Lương
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết việc thổi giá lên cao là chiêu trò của “cò” đất và cả một vài nhóm đầu tư bất động sản khắp cả nước đổ về. Trước đây, có nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã lỡ rót tiền vào khu vực Cam Lâm mua đất, nên sau khi có thông tin một số tập đoàn lớn vào đây đầu tư, họ tìm mọi cách móc ngoặc với các “cò” đất đẩy giá lên nhằm chốt lời. “Việc có nhiều xe ô tô, hàng trăm người đổ đến Cam Lâm hỏi mua đất, thậm chí ký giao dịch nhưng thực chất đó có thể là cách dàn cảnh. Người mua nên cẩn trọng tham khảo thị trường trước khi xuống tiền, nhất là nhìn vào thị trường bất động sản xung quanh để so sánh”, một chuyên gia bất động sản khuyến cáo.
Ông Phan Việt Hoàng, Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Khánh Hòa cảnh báo, nhà đầu tư nên cẩn trọng trong việc tung tin thất thiệt về giá đất hiện nay, nhất là đất khu vực phân lô, đất vùng ven chưa có pháp lý rõ ràng. “Không nên xuống tiền đầu tư theo niềm tin, nhất là đơn vị không có trụ sở, địa chỉ rõ ràng và đăng ký hoạt động. Nguyên nhân sốt đất có nhiều, nhưng chung quy lại việc thổi giá đất lên cao tại Cam Lâm có bàn tay của một số nhóm đầu tư muốn bán được đất đã đầu tư trước đó ra thị trường với giá cao”, ông Hoàng cảnh báo.
Ông Ngô Văn Bảo, Chủ tịch UBND H.Cam Lâm cũng cho biết, huyện đã có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý và quản lý đất đai trên địa bàn; đồng thời ngừng cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong dân. “Huyện đang đợi các kết luận thanh kiểm tra về việc phân lô bán nền xảy ra trước đây của Bộ TN-MT và Sở TN-MT tỉnh để có bước xử lý tiếp theo” - vị này nói.
Theo Hiền Lương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.