Tự tử-nỗi đau và hệ lụy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ vì những mâu thuẫn vụn vặt như vợ chồng to tiếng, bị người lớn la mắng hay nghèo đói, túng quẫn… mà không ít người đã tìm đến cái chết để tự giải thoát. Cách giải quyết đầy tiêu cực ấy đã để gánh nặng không gì bù đắp cho người thân bởi sự mất mát và những lời dị nghị của xóm làng…

1001 lý do tự tử
 

Ngôi nhà sàn nhỏ của ông Đinh Binh đang là nơi sinh sống của cả 15 con người. Ảnh: Hải Lê
Ngôi nhà sàn nhỏ của ông Đinh Binh đang là nơi sinh sống của cả 15 con người.
Ảnh: Hải Lê

Chúng tôi về huyện Kông Chro trong một ngày đầu tháng tư. Dưới cái nắng đổ lửa của thời kỳ cao điểm mùa khô Tây Nguyên, những ngôi làng nghèo trên vùng đất khô khan ấy càng trở nên đìu hiu, buồn bã. Cả huyện có trên 45 ngàn dân, trong đó có 85% là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Bahnar. Huyện nghèo, câu chuyện về những cái chết do tự giết mình vẫn như làn khói ám, bao phủ và gieo rắc nỗi buồn khó tả ngay cả với người khách phương xa…

Ở cái tuổi 60, ông Đinh Binh (làng Dâng, thị trấn Kông Chro) tưởng rằng đã đến ngày thảnh thơi, vui vầy bên con cháu, chẳng ai ngờ chỉ sau hành động nông nổi, nhất thời mà tự tay tước đi mạng sống của vợ chồng cô em gái, ông lại còng lưng vất vả nuôi nấng thêm 6 đứa cháu thơ. “Đầu năm 2013, do nghi ngờ chồng không chung thủy, em gái tôi là Đinh Thị Blết đã lên rẫy một mình uống thuốc trừ sâu tự tử. 6 tháng sau cái chết của vợ, tưởng rằng đã nguôi ngoai, nào ngờ Đinh Liôch (chồng Blết) cũng treo cổ tự tử theo vợ. Hai vợ chồng nó đi, bỏ lại mẹ già và 6 đứa con thơ nheo nhóc. Từ đấy đến nay, ngôi nhà sàn lợp mái tôn chỉ nhỏ chừng 20 m2 trở thành là nơi sinh sống của mười mấy con người, trong đó có 9 người nhà ông, một mẹ già và 6 đứa cháu nhỏ là con của gia đình cô em gái.

“Tôi có 7 đứa con đã nuôi không nổi, bây giờ thêm 6 đứa cháu  nữa. Lúc trước nghèo nhưng còn đủ ăn, một bao gạo ăn được 2 tháng. Bây giờ một bao gạo chẳng đủ ăn trong một tháng. Thiếu quá lại phải đi vay mượn người làng, đến vụ trả lại cho họ. Chỉ thương các cháu, mới nhỏ đã chịu cảnh mồ côi cha mẹ. Con cháu út lúc đầu cứ khóc mãi, có khi còn xỉu nữa, giờ ít nói hẳn. Mình già rồi, cố gắng nuôi các cháu trưởng thành và chỉ mong chúng khỏe mạnh vì lo nhất là khi chúng đau ốm, không có tiền khám-chữa bệnh!”-ông Binh, ngậm ngùi.

Còn với chị Anheng (37 tuổi) ở làng Pyang (thị trấn Kông Chro), 2 năm trôi qua kể từ ngày chồng tự tử, nỗi buồn ấy đã nhân lên thêm biết bao nỗi buồn khác. Mất đi trụ cột, kinh tế gia đình sa sút, hai con của Anheng phải nghỉ học… Ruộng rẫy ít, mọi chi tiêu trong gia đình chủ yếu nhờ vào những đồng tiền làm thuê ít ỏi, cuộc sống khốn khó chất chồng. “Chồng tôi mỗi lần mâu thuẫn với vợ con lại uống rượu rồi to tiếng. Lúc cãi nhau cũng có khi lôi chuyện tự tử ra nói nhưng ai cũng nghĩ chỉ là lời nói lúc say, nhưng không ngờ chồng tôi làm thật. Bản thân tôi cũng không hiểu vì sao chồng tôi lại tự tử”-Anheng nói trong nước mắt. Lúc còn chồng ở bên cạnh, anh là lao động chính lo cho gia đình. Bây giờ, một mình Anheng nuôi hai đứa con, cơm bữa no bữa đói, quần áo giày dép cho con cũng không đủ. Khổ quá, chúng nghỉ học ở nhà, công việc có gì làm nấy. Cuộc sống với nỗi buồn làm bạn lại tiếp tục trôi theo lối khác…

Tìm “thuốc giải” cho vấn nạn tự tử

 

 Ông Đinh Binh bên đứa cháu gái út đã mồ côi cả cha lẫn mẹ vì tự tử. Ảnh: Hải Lê
Ông Đinh Binh bên đứa cháu gái út đã mồ côi cả cha lẫn mẹ vì tự tử. Ảnh: Hải Lê

Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kông Chro, tình trạng tự tử trên địa bàn huyện là vấn đề đáng lo ngại diễn ra từ nhiều năm qua và dường như chưa thể tìm ra được giải pháp nào hữu hiệu để giải quyết. Chỉ từ năm 2010 đến hết quý I-2013, trên địa bàn huyện đã có tới 306 vụ tự tử. Nguyên nhân các vụ tự tử thường không rõ ràng, hoặc nếu có thì xuất phát từ những chuyện rất vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày, như: Cãi nhau với người thân, bị bạn bè chê cười, học đòi bạn bè nhưng không được đáp ứng, hay bị người già chỉ trích vì làm sai, nghèo đói, túng quẫn... Trước vấn nạn này, nhiều thôn làng trên địa bàn đang quyết tâm tuyên truyền để làm thay đổi nhận thức người đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Để ngăn chặn tình trạng này, đầu năm 2013, huyện Kông Chro đã thành lập Ban chỉ đạo để tiến hành tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, dần tiến tới đẩy lùi và xóa bỏ nạn tự tử trên địa bàn. Theo đó, hàng tháng, đại diện Ban Tuyên giáo và các đoàn thể tổ chức 4 buổi văn nghệ ở 4 thôn làng khác nhau. Tại đó, người dân được xem clip về những hoàn cảnh thương tâm của các gia đình có người tự tử, được chính cán bộ người đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số tuyên truyền về nhận thức sai lầm khi tự tử… Đến nay đã có nhiều khả quan, số vụ tự tử năm 2014 giảm 28 vụ so với năm 2013.

Ông Đinh Keo-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Kông Chro, cho biết: “Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận phối-kết hợp với Mặt trận và các đoàn thể tuyên truyền bằng video clip. Chúng tôi còn dịch sang tiếng Bahnar để bà con dễ hiểu hơn, từ đó thấy được nạn tự tử là điều có hại, không nên làm. Đến nay, huyện đã tuyên truyền đến 11/14 xã và thị trấn trên toàn huyện. Có thể nói nạn tự tử trên địa bàn huyện đã giảm hơn trước nhiều”.

Anh Đinh Chuyênh-Trưởng thôn làng Pyang, thị trấn Kông Chro cho biết: “Chúng tôi đã tổ chức họp làng để tuyển truyền, hộ nào có người tự tử, thì bà con dân làng không tham gia đám ma đó. Tổ chức văn nghệ để tuyên truyền rằng nạn tự tử làm khổ gia đình, tài sản mất mát, mất con người dẫn đến thiếu lao động, kinh tế càng khó khăn. Người chết mất cả trâu bò, ghè rượu để làm ma. Con cái không có bố mẹ nuôi. Nói chung, với nỗ lực của ngành chức năng, người dân cũng hiểu được phần nào về hậu quả của nạn tự tử”.

…Đồng bào dân tộc Bahnar đa số trình độ dân trí còn thấp, nhiều tập tục lạc hậu, đời sống kinh tế còn khó khăn, tâm tư tình cảm yếu đuối là những nguyên nhân chính dẫn đến phát sinh mâu thuẫn rồi tự tử. Bởi vậy, ngoài tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các vấn đề xã hội, trách nhiệm với gia đình, con cái hay hậu quả do nạn tự tử… và hơn hết là phải làm sao nâng cao đời sống kinh tế cho bà con. Đây chính là những liều “thuốc giải” cho vấn nạn tự tử vốn đã và đang xảy ra ở mức báo động trên địa bàn nhiều năm qua.

Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.