Từ hôm nay, Úc tăng chuẩn điểm IELTS, PTE, đổi yêu cầu về hồ sơ du học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một số quy định nằm trong chiến lược nhập cư mới do chính phủ Úc công bố vào tháng 12.2023 chính thức có hiệu lực từ 23.3, với mục tiêu là cắt giảm lượng người nhập cư trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Úc Clare O'Neil công bố chiến lược nhập cư mới hồi tháng 12.2023, trong đó đề cập đến việc nâng yêu cầu về tiếng Anh và thay thế yêu cầu GTE. ẢNH CLARE O'NEIL MP

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Úc Clare O'Neil công bố chiến lược nhập cư mới hồi tháng 12.2023, trong đó đề cập đến việc nâng yêu cầu về tiếng Anh và thay thế yêu cầu GTE. ẢNH CLARE O'NEIL MP

Yêu cầu trả lời các câu hỏi

Theo thông báo từ Bộ Nội vụ Úc, từ ngày 23.3, các đơn xin thị thực du học sẽ được đánh giá theo những yêu cầu dành cho sinh viên chân chính (Genuine Student - GS), thay thế các điều kiện xin nhập cảnh tạm thời (GTE) như trước đây. Đồng nghĩa, du học sinh cần trả lời một loạt các câu hỏi cụ thể trong biểu mẫu trực tuyến và đính kèm các tài liệu liên quan để chứng minh như bằng cấp, sơ yếu lý lịch.

"Những câu trả lời chung chung thiếu bằng chứng hỗ trợ sẽ không có giá trị đáng kể. Chúng tôi cũng cân nhắc toàn diện hoàn cảnh cá nhân của ứng viên khi đánh giá xem các bạn có phải là du học sinh chân chính hay không. Riêng các đơn xin thị thực du học nộp trước ngày 23.3 sẽ tiếp tục được đánh giá theo yêu cầu GTE trước đây", Bộ Nội vụ Úc lưu ý.

Đơn vị này cho biết, các câu hỏi theo yêu cầu GS tập trung vào 4 nội dung chính, gồm: cung cấp chi tiết về hoàn cảnh hiện tại của ứng viên (mối quan hệ với gia đình, cộng đồng, việc làm, tài chính); giải thích lý do ứng viên muốn theo đuổi khóa học ở Úc với nhà cung cấp dịch vụ giáo dục; lý giải việc hoàn thành khóa học sẽ mang lại lợi ích ra sao cho ứng viên; cung cấp chi tiết bất kỳ thông tin liên quan nào khác.

Tất cả phải được trả lời bằng tiếng Anh, tối đa 150 chữ mỗi câu hỏi. Ngoài ra, sẽ có câu hỏi bổ sung cho những ứng viên từng có thị thực du học hoặc từng nộp đơn xin một thị thực khác không là thị thực du học, Bộ Nội vụ Úc cho hay.

Học sinh Việt Nam tìm hiểu cơ hội du học Úc tại một hội thảo tổ chức hồi tháng 8.2023 ẢNH NGỌC LONG

Học sinh Việt Nam tìm hiểu cơ hội du học Úc tại một hội thảo tổ chức hồi tháng 8.2023 ẢNH NGỌC LONG

"Tất cả ứng viên đều phải là người xin thị thực du học chân chính cho việc nhập cảnh. Họ phải ở lại Úc với tư cách sinh viên và có khả năng chứng minh rằng học tập tại Úc là lý do chính để xin thị thực du học. Yêu cầu của GS cũng dự định bao gồm những sinh viên quốc tế sau khi học tập tại Úc sẽ phát triển các kỹ năng mà Úc cần và tiếp tục nộp đơn xin thường trú", Bộ Nội vụ Úc lưu ý.

Nâng yêu cầu về tiếng Anh, vì sao?

Bộ Nội vụ Úc cũng tăng yêu cầu về tiếng Anh với thị thực du học (subclass 500) và thị thực tốt nghiệp tạm thời (subclass 485) từ 23.3. Với thị thực tốt nghiệp tạm thời, mức IELTS tối thiểu tăng từ 6.0 lên 6.5, không kỹ năng nào dưới 5.5 (hoặc chứng chỉ khác tương đương). Ngoài ra, ứng viên cần cung cấp bằng chứng đã hoàn thành bài kiểm tra tiếng Anh trong vòng 1 năm trước ngày nộp đơn, thay vì 3 năm như trước đó.

Với thị thực du học, yêu cầu tăng từ IELTS 5.5 lên 6.0 (tương đương PTE 42-50). Du học kết hợp khóa tiếng Anh tăng từ 4.5 lên 5.0 (PTE 30-36), còn chương trình dự bị ĐH và chuyển tiếp ĐH cung cấp đào tạo tiếng Anh yêu cầu tối thiểu IELTS 5.5 (PTE 42). Cũng cần lưu ý, Úc hiện không chấp nhận kết quả bài thi TOEFL iBT, đồng thời cũng chỉ chấp nhận kết quả Cambridge C1 Advanced của hình thức thi trên giấy.

Theo Bộ Nội vụ Úc, quyết định nâng chuẩn về tiếng Anh nhằm đảm bảo du học sinh có trải nghiệm giáo dục tích cực tại Úc, đồng thời chuẩn bị cho họ trở thành nhân lực có tay nghề đáp ứng được các công việc ở quốc gia này sau khi tốt nghiệp. Trước khi thay đổi, Úc từng cho rằng yêu cầu về tiếng Anh để cấp thị thực của họ đang thấp hơn một số quốc gia tương đồng như Canada.

Ông Peter Phạm, Giám đốc điều hành PTE Magic, trong một tiết dạy tại trung tâm. ẢNH: NGỌC LONG

Ông Peter Phạm, Giám đốc điều hành PTE Magic, trong một tiết dạy tại trung tâm. ẢNH: NGỌC LONG

Ông Peter Phạm, Giám đốc điều hành PTE Magic, lý giải rằng trái với suy nghĩ của số đông, tài chính hiện không còn là tiêu chí quyết định khi du học, làm việc tại Úc mà quan trọng nhất là khả năng tiếng Anh. Bởi, điều này sẽ góp phần làm giảm các trường hợp lợi dụng thị thực du học vào những mục đích khác. "Những hồ sơ xin thị thực du học có kèm chứng chỉ tiếng Anh sẽ được ưu tiên xét duyệt", ông Peter khẳng định.

Ông Peter nói thêm: "Trường hợp kém ngoại ngữ, các bạn sẽ rất khó theo kịp nhịp độ học tập, không thể hòa nhập với cuộc sống, từ đó dẫn đến những hậu quả không mong muốn như bỏ học, trốn lại hoặc mắc các bệnh tâm lý. Ngoài ra, với yêu cầu tiếng Anh cao hơn, các trường cũng buộc phải chọn lọc hơn trong khâu tuyển sinh trước khi cấp giấy xác nhận ghi danh (CoE)".

Nam giám đốc cũng lưu ý, học sinh nên chuẩn bị cho bài thi tiếng Anh càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là từ 6 tháng đến 1 năm trước kỳ nhập học để đáp ứng yêu cầu tuyển sinh cũng như có đủ thời gian xin thị thực du học trước ngày khai giảng. "Ngoài ra, hãy sớm chọn cho mình bài thi phù hợp", ông Peter lưu ý, cho biết thêm PTE đang là chứng chỉ thông dụng với những du học sinh Việt muốn đến Úc.

Theo thống kê từ Bộ Giáo dục Úc, đến hết năm 2023, có 786.891 sinh viên quốc tế theo học các khóa tại Úc. Trong đó, Việt Nam có gần 33.000 du học sinh, xếp thứ 6 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Colombia và Philippines. Để sinh sống tại Úc trong thời điểm hiện tại, Bộ Nội vụ Úc khuyên sinh viên quốc tế đảm bảo tài chính ở mức khoảng 25.000 USD (600 triệu đồng) mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.