Tự hào cờ Tổ quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với mỗi người dân Việt Nam, lá cờ đỏ sao vàng đã trở thành biểu tượng vô cùng thiêng liêng, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I, ngày 31-10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm vóc của cờ đỏ sao vàng: “Lá cờ đỏ sao vàng đã nhuộm bao nhiêu máu chiến sĩ Việt Nam ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đã đi từ Á sang Âu, lại từ Âu sang Á, tới đâu cũng được chào kính cẩn, bây giờ trừ khi cả 25 triệu đồng bào còn ra không ai có quyền gì mà đòi thay đổi nó”.

Và, quốc kỳ đã được Quốc hội chính thức công nhận trong bản Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9-11-1946: “Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh”.

Cũng từ đây, lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với chặng đường cách mạng của dân tộc, chứng kiến bao chiến công hiển hách của đất nước. Những ngày lễ trọng đại, sự kiện quan trọng, lá cờ Tổ quốc lại được treo ở vị trí trang trọng nhất, tung bay như một minh chứng khẳng định nền độc lập, tự do, chủ quyền quốc gia, tinh thần đoàn kết, keo sơn của dân tộc. Cùng với ý nghĩa đó, các trường học trong cả nước cũng như nhiều cơ quan, đơn vị duy trì tổ chức lễ chào cờ đầu tuần với nghi thức trang trọng.

Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), người dân, du khách vẫn không khỏi trào dâng niềm xúc động khi chứng kiến khung cảnh trang nghiêm của lễ Thượng cờ vào sáng sớm mỗi ngày, gợi nhớ về mùa thu lịch sử khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cờ đỏ sao vàng rợp trời, tung bay trong gió. Trong các trận đấu thể thao khu vực và quốc tế, mỗi khi vận động viên Việt Nam giành chức vô địch, lá cờ đỏ sao vàng cũng được từ từ kéo lên vị trí cao nhất trong giai điệu Quốc ca hào hùng. Giây phút ấy, niềm tự hào về Tổ quốc được nhân lên gấp bội.

Thiêng liêng, cao cả là thế, nhưng đâu đó vẫn còn có những kẻ coi thường và có những hành vi xúc phạm quốc kỳ. Gần đây nhất, tại TP. Cần Thơ, một đối tượng đã cắt đứt dây buộc của 28 lá cờ Tổ quốc. Tại cơ quan Công an, đối tượng này khai nhận thực hiện hành vi trên là do phá phách, nghịch ngợm chứ không có ý gì khác. Vì đối tượng ở độ tuổi vị thành niên, Cơ quan Điều tra đã cho gia đình bảo lãnh tại ngoại. Trước đó, năm 2021, Phan Lê Thành Vỹ (24 tuổi, trú tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) đã giật 1 lá cờ treo bên đường để lau chùi xe, sau đó nhét lá cờ vào thanh trụ sắt. Hành vi này của Phan Lê Thành Vỹ đã bị camera của nhà dân ghi lại và đối tượng bị khởi tố về tội “Xúc phạm quốc kỳ”. Năm 2020, đối tượng Trương Dương Hùng (30 tuổi, trú tại thôn 15, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đak Lak) cũng đã bị khởi tố khi dùng tay giật và xé rách 3 lá cờ của người dân treo bên đường.

Theo Điều 351 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào cố ý xúc phạm quốc kỳ, quốc huy, quốc ca thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phải chăng, hình phạt này vẫn còn quá nhẹ đối với những hành vi khó có thể chấp nhận được nếu không muốn nói là vô ý thức, vô trách nhiệm, thậm chí là vô ơn.

Những trường hợp nói trên cho thấy, việc giáo dục, tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của quốc kỳ phải liên tục thực hiện thường xuyên, rộng khắp hơn nữa. Hơn 4 năm qua, chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc”, tiền thân của chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” được Báo Người lao động triển khai đã trao và ký kết trao hơn 1,9 triệu lá cờ cho các tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, trao và ký kết trao 1.181.370 lá cờ trong hợp phần “Triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” cho ngư dân 28 tỉnh, thành phố có biển; 351.350 lá cờ từ hợp phần “Cờ Tổ quốc biên cương” đến 25 tỉnh có biên giới trên bộ và 381.900 lá cờ từ hợp phần “Đường cờ Tổ quốc” tại 40 tỉnh, thành. Mỗi lá cờ được trao tặng là một cột mốc đánh dấu chủ quyền biển, đảo, lãnh thổ biên giới trên bộ, bất khả xâm phạm.

Mới đây, Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm (huyện Ia Pa) đã ra mắt công trình “Đường cờ Tổ quốc” với chiều dài 8 km, 180 lá cờ, tổng kinh phí thực hiện hơn 17 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa. Đây là công trình đầu tiên ở Gia Lai được triển khai với mục đích nhằm tuyên truyền cho người dân sử dụng cờ Tổ quốc đúng quy cách, treo và thu cờ đúng thời gian quy định. Đặc biệt, công trình có ý nghĩa giáo dục to lớn về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Rồi đây, những công trình “Đường cờ Tổ quốc” sẽ tiếp tục được nhân rộng, màu cờ đỏ sao vàng sẽ tiếp tục tô thắm đường quê, tô thắm niềm tự hào khôn nguôi trong mỗi người con đất Việt, nhắc nhở chúng ta phải luôn biết ơn những thế hệ cha anh đã ngã xuống, đánh đổi xương máu vì độc lập, tự do, hòa bình của Tổ quốc, thôi thúc mỗi người không ngừng cố gắng, nỗ lực hơn nữa, góp sức nhỏ làm rạng danh đất nước, giúp quê hương ngày càng vững mạnh, giàu đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.