Tự do không có nghĩa là gây hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi bài viết của bất kỳ 'nhà báo công dân' nào có yếu tố gây hại, vi phạm luật pháp sở tại đều phải bị điều chỉnh, xử lý theo pháp luật.

Trên một số kênh thông tin ngoài nước vừa xuất hiện lời đề nghị không xử lý hình sự một số người trong nước ta đang vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, đăng tải nhiều thông tin không đúng sự thật, làm tổn thương danh dự, uy tín của tổ chức và cá nhân; làm tổn thất quyền và lợi ích chính đáng của người thực thi công vụ. Lý lẽ của những luận điệu này nhằm “bảo vệ nhà báo công dân”, “đảm bảo tự do báo chí”…
 

 Ngày 28.10.2021, TAND H.Thới Lai (TP.Cần Thơ) tuyên phạt các bị cáo trong nhóm “Báo Sạch” tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 2 điều 331 của bộ luật Hình sự. Ảnh: Tú Uyên
Ngày 28.10.2021, TAND H.Thới Lai (TP.Cần Thơ) tuyên phạt các bị cáo trong nhóm “Báo Sạch” tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 2 điều 331 của bộ luật Hình sự. Ảnh: Tú Uyên


Tự do ngôn luận là một khái niệm triết học - chính trị của quyền tự do nói chung, được công nhận, thực thi và giám sát ở các quốc gia với nội dung và mức độ khác nhau. Dù có khác nhau về ý thức hệ chính trị như thế nào chăng nữa thì quyền tự do công dân đều không phải là vô tận, mà được điều chỉnh bằng hệ thống luật pháp chặt chẽ. Tự do ngôn luận do vậy không nằm ngoài pháp luật; việc thực hiện quyền tự do ngôn luận tùy thuộc vào khả năng và giới hạn trong sự ảnh hưởng đến quyền của những người khác.

Từ rất lâu, John Stuart Mill (1806 - 1873), nhà nghiên cứu triết học và kinh tế chính trị người Anh, được xem là một trong những nhà tư tưởng gây ảnh hưởng nhất trong lịch sử chủ nghĩa tự do, đã tỏ rõ quan điểm rằng mỗi cá nhân cần được tự do làm những gì họ muốn, trừ khi làm tổn hại người khác; mục đích duy nhất mà quyền lực được thực thi một cách chính đáng đối với bất kỳ thành viên xã hội văn minh nào, trái với ý muốn của anh ta, là để bảo vệ những người khác.

Kế thừa luận điểm ấy, đầu thế kỷ trước, thẩm phán lừng danh của Tòa án tối cao Mỹ Oliver Wendell Holmes Jr, là học giả pháp lý người Mỹ được trích dẫn nhiều thứ ba trong thế kỷ 20, đã nêu lý luận về nguyên tắc gây hại trong xử lý các vấn đề về tự do ngôn luận, được cân nhắc bởi Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ. Câu châm ngôn nổi tiếng của ông là: “Tự do ngôn luận sẽ không bảo vệ một người đàn ông hô khống “Cháy!” trong một nhà hát tối đèn, làm cho mọi người hoảng loạn, giẫm đạp nhau”.

Thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã tạo ra đa dạng hình thái tương tác xã hội trên mạng internet. Đầu năm 2019, ngay cả cha đẻ của Facebook là Mark Zuckerberg cũng phải lên tiếng “cần đưa ra những điều luật mới để cải thiện các vấn đề trên internet, giúp bảo vệ những điều tốt đẹp nhất của quyền tự do trên mạng”.

Công nghệ mạng xã hội đã kết nối đông đảo người tham gia, tạo dư luận và qua đó các định danh “nguồn tin công dân”, “nhà báo công dân” dần rõ nét. Tuy nhiên, việc thực hiện cung cấp thông tin, đăng tải thông tin trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào cũng phải tuân thủ nguyên tắc không gây hại cho cộng đồng, cho tổ chức và cá nhân khác, cao hơn nữa là không làm tổn thất uy tín, thể diện của quốc gia, dân tộc mình. Quy chế hoạt động của hiệp hội báo chí tại các nước Bắc Âu đặc biệt coi trọng nội dung này.

Khi sự liên kết mạng xã hội tạo điều kiện cho một “nhà báo công dân” nào đó tương tác với dư luận qua việc tự tìm kiếm, khai thác thông tin, tự viết và xuất bản thông tin thì người ấy càng phải chịu trách nhiệm cao hơn trước xã hội, bởi không có tổ chức nào hay một ai khác chia sẻ trách nhiệm ấy cả. Dù nội dung thông tin có “sạch” hay “không sạch”, khi bài viết của bất kỳ “nhà báo công dân” nào có yếu tố gây hại, vi phạm luật pháp sở tại đều phải bị điều chỉnh, xử lý theo pháp luật.

Không thể chấp nhận được lý lẽ của sự biện hộ cho động cơ, ý đồ vi phạm khi sự gây hại đã diễn ra, ảnh hưởng tới danh dự của cá nhân, trách nhiệm công vụ và lợi ích của tổ chức cùng sự văn minh của cộng đồng.

Theo NGUYÊN LỄ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.