Từ bỏ cây "giết người" để trồng cây cứu người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau ba mươi năm xóa bỏ cây thuốc phiện, đời sống nhân dân bản Hạ Sơn đã ổn định với nhiều nguồn thu nhập từ trồng ngô, lúa; chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây ăn quả và cây thuốc nam...

Bản Pù Quăn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, những năm 1990, từng được xem là vựa cây thuốc phiện vì cây này khi đó mang lại thu nhập chính của người dân nơi đây; với hàng chục héc ta trải dài khắp các vùng đồi của bản, thậm chí có nhiều hộ còn mượn cả nương rẫy của bản Pù Ngùa, bản Cơm bên cạnh để trồng.

Nghị quyết 06 của Chính phủ năm 1993 và sau này là Chỉ thị 06 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1996 ra đời, phong trào bài trừ, triệt tiêu cây thuốc phiện diễn ra mạnh mẽ trên cả nước nói chung và tuyến biên giới Mường Lát nói riêng. Pù Quăn là bản tiên phong của xã Pù Nhi phá bỏ cây thuốc phiện. Chỉ trong năm 1992, từ một bản có diện tích và số lượng người trồng cây thuốc phiện nhiều nhất nhì trong xã, bản Pù Quăn đã xóa sổ hoàn toàn cây thuốc phiện và không có hộ nào tái trồng như các bản khác.

Song song với chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, nhà nước có chính sách hỗ trợ như chương trình 134, chương trình 30 A. Các hộ phá bỏ cây thuốc phiện được hỗ trợ một số giống cây, giống con; hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà. Các công trình phúc lợi như điện, đường, trường, trạm... được đầu tư xây dựng. Người dân bản Pù Quăn đã phủ xanh những ngọn đồi trước đây tím ngắt màu hoa anh túc bằng màu xanh ngô, lúa. Bên cạnh đó một số hộ trong bản đã phục hồi lại nghề làm thuốc nam mà trước đó có lúc tưởng chừng như bị mai một vì cây thuốc phiện.

Người Dao ở Hạ Sơn làm thuốc gia truyền

Người Dao ở Hạ Sơn làm thuốc gia truyền

Vì là bản nằm trong khu vực đường biên quốc gia, diện tích đất ở và đất canh tác ít, điều kiện sản xuất nông nghiệp khá khó khăn, nên một số dân bản phải di chuyển xuống vùng thấp để ổn định đời sống.

Từ 5 hộ ban đầu tiên phong di chuyển đến vùng đất mới, đến nay, bản Hạ Sơn đã có 51 hộ, trong đó 30 hộ duy trì và phát triển nghề làm thuốc nam gia truyền. Thuốc nam của người Dao chữa trị các bệnh đau xương khớp, hiếm muộn, đau dạ dày, các bệnh liên quan đến thần kinh như rối loạn tiền đình... Mỗi tháng, nghề làm thuốc nam cho người dân ở đây có nguồn thu nhập ổn định từ 3-5 triệu đồng mỗi tháng. Hiện tại, người dân Hạ Sơn đã chủ động trồng được 50% nguồn nguyện liệu, còn lại vẫn phải vào rừng tìm kiếm cây thuốc. Vì vẫn sản xuất theo lối thủ công và chưa đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm nên thuốc của dân bản làm ra vẫn chưa nhiều người biết đến.

Đến nay, sau ba mươi năm xóa bỏ cây thuốc phiện, đời sống nhân dân bản Hạ Sơn đã ổn định với nhiều nguồn thu nhập từ trồng ngô, lúa; chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây ăn quả và cây thuốc nam... Năm 2022, thu nhập bình quân đạt 20 triệu đồng/người/ năm; đến tháng 3-2023, cả bản chỉ còn 5 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo. Việc duy trì và phát triển cây thuốc nam của người Dao, người dân bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát đang góp phần làm thay đổi đời sống của chính mình.

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.