Truyện ngắn: Những đứa trẻ mơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hồi còn bé xíu, Thuận đã hay kể về những giấc mơ. Lúc đó, nó đã cố hết sức vận dụng mớ ngôn ngữ còn lộn xộn của một đứa trẻ để diễn tả cho đúng ngữ cảnh giấc mơ mà nó trải qua hằng đêm.
 

 



Tôi và nó, y như đang chơi trò ghép chữ, sẽ làm cái việc kết nối cho đúng câu từ và giải nghĩa những thứ nó còn mù mờ. Thực ra nó chỉ mơ những thứ đơn giản, chẳng hạn nó thấy mình cứ chạy suốt trên cánh đồng, chạy băng qua những đám lúa, những ruộng đậu, những luống dưa xanh.

Phía sau có ai đó đang gọi Thuận ơi quay về đi Thuận, mà nó vẫn chạy, trong sợ hãi tột cùng. Nghe Thuận kể xong, tôi ôm nó vào lòng, nói chắc là Thuận muốn Hai dắt đi chơi, đi đâu đó xa thiệt xa. Tôi hứa mai mốt mình lớn sẽ dắt nó đi khắp nơi trên quả đất này.

Tôi nhớ lúc nội còn sống, nội hay dặn rằng khi ngủ nếu mình nằm thật thẳng thì giấc mơ của mình sẽ vui hơn những giấc mơ ở tư thế nằm co. Điều này không biết có đúng không, nhưng tôi luôn dặn Thuận hãy nằm thật thẳng lúc ngủ, chỉ để em có mơ hãy mơ đẹp.

Nhưng thường Thuận ít khi nào mơ đẹp. Các giấc mơ của nó luôn có cái gì đó trắc trở, ngăn cách. Như có lần nó mơ thấy đang chơi nhà chòi thì trời đổ mưa, và nó không thể nào tìm được đường về căn nhà thật của mình bởi vì trời tối u tối mù. Mưa ngày càng lớn, từng giọt xuyên qua nát hết những tàu chuối nó lợp tạm cho căn nhà chòi, nó lạnh kinh khủng. Cũng may có tiếng gì như tiếng sấm giật và nhờ đó nó choàng tỉnh lại.

Tôi an ủi nó rằng giấc mơ luôn luôn ngược với thực tế. Nhưng hình như Thuận không mấy tin, vì nó nói nó luôn mơ thấy má quay về, mà chừng nào má về hả Hai? Đúng là, trong các giấc mơ của mình, Thuận hay mơ thấy má, mà má cứ đi hoài không quay lại nhìn nó lấy một lần nào. Trong mơ, Thuận là đứa luôn sấp ngửa chạy theo gọi má ơi má quay lại nhìn Thuận, để nhớ mặt Thuận cũng được, xem Thuận có giống má ở đôi mắt và cái mũi như Hai hay nói không.

Không có giấc mơ nào mà má quay lại cả. Nhưng Thuận vẫn nói rằng nó vẫn thích các giấc mơ có hình bóng má. Má bỏ chúng tôi năm tôi lên bảy, còn Thuận mới chỉ có hai tuổi. Thuận luôn nói dù sao tôi vẫn may mắn hơn vì sinh ra đời trước nó, được nhìn má lâu hơn.

Bữa Thuận dắt ở đâu về một con mèo. Con mèo có những đốm vàng pha đốm trắng, với cái mũi đỏ và đôi mắt xanh. Thuận nói mèo hay làm những chuyện vi diệu, mà vi diệu nhất là chúng có thể canh giữ những giấc mơ. Tôi không hiểu nó đọc hay học điều đó ở đâu. Nhưng dù sao, nó cũng cần có ai đó làm bạn. Thuận còn thích vẽ. Để nuôi dưỡng điều này, tôi phải vừa một buổi đi học, một buổi đi hái rau gửi dì sáu, để dì trả ít tiền mua bút chì và giấy vẽ cho nó. Nó vẽ màu, vẽ tôi, vẽ má.

Từ lúc nó nghệch ngoạc những nét đầu tiên, nó vẽ má. Rồi vẽ tôi, rồi vẽ má. Nó nói rằng biết đâu, như truyện người đẹp trong tranh, bức họa vẫn có thể biến thành người thật nếu ta làm bằng cả trái tim. Má sẽ quay về, vì mỗi lần vẽ nó đều bỏ vào đó bao nhiêu là tình thương.

Tôi, Thuận và con mèo hay dắt nhau ra bãi sông. Tôi nói hồi má đi từ bến sông này. Thuận nói vậy mình phải ra ngồi đây mỗi ngày, để má biết mình đợi.

Bến sông vắng, vì người ta không còn hay đi bằng ghe xuồng gì nữa. Chúng tôi ngồi cho tới khi bóng tối chụp xuống đầu. Lúc quay ra sau lưng, thấy căn nhà như bị bóng tối nuốt chửng. Mắt mèo thì tinh hơn mắt người, mèo luôn thấy rõ bóng tối, nên con mèo luôn là đứa dẫn đường. Con mèo uốn éo đi vào bóng tối một cách tự tin, còn tôi thì sợ bóng tối. Thằng Thuận có con mèo nên nó không còn sợ.

Mắt người, đâu cần bị bóng tối che mờ, vẫn thiếu tinh tường bởi những thứ gì đó phù phiếm của cuộc đời. Mắt người cũng không có móng vuốt, không có dao, nhưng chỉ cần một ánh nhìn có thể làm đau người khác. Như mắt ba trong cơn say, trống trải và dữ tợn.

Còn có một nhân vật chỉ có đôi mắt lạnh và đôi tay cũng lạnh. Đôi tay đó mò mẫm cơ thể tôi lúc tôi mười hai tuổi. Lúc đó Thuận ngủ say, nó mơ gì hay thấy gì trong mơ mà ú ớ kêu gào. Riêng con mèo vẫn tỉnh, nó đã phóng thẳng vào đôi mắt lạnh. Tôi hét lên, choàng tỉnh và run lập cập trong nỗi hoảng sợ rằng mình đã lớn.

Cái thế giới người lớn thật kỳ dị quá, làm sao để tôi dừng lớn, cả Thuận nữa. Chúng tôi không thể dừng lớn. Không thể dừng được dòng thời gian cứ chảy miết qua thân thể từng chút sát na.

Cái tuổi mười hai ám ảnh bởi đôi tay ma quái có thể đã kéo ngoặt tôi vào một hành tinh khác. Nơi Thuận, bằng ý chí của mình trong mơ, đã cứu được tôi. Hành tinh khác đó, dù không có má để khóc và ba vẫn cứ say, nhưng có Thuận. Có lần Thuận nói nếu giấc mơ về một hành tinh nào đó có thật thì Hai có muốn đến đó sống không? Chẳng hạn như hành tinh của Hoàng tử bé trong chuyện tôi kể Thuận nghe lúc ngồi bến sông, chỉ cần xê dịch chiếc ghế là có thể nhìn hoàng hôn bất cứ lúc nào mình muốn. Hay hành tinh nơi có những vì sao, mà khi ta mơ, giấc mơ luôn có điều kiện biến thành sự thật, lúc đó chỉ cần ta nằm thẳng để giấc mơ luôn đẹp.

Tôi không nói với Thuận thật ra có những điều xảy ở hành tinh tỉnh táo, nơi trần gian này, mà người ta vẫn mong đó chỉ là cơn mơ.

Nơi trần gian này, khi con người bắt đầu chạm đến thì bản thân mỗi người đều đơn độc tranh đấu để tồn tại, để hạnh phúc và cả để đớn đau.

Tôi sẽ sống ở nơi có Thuận, nơi hành tinh hi vọng. Tôi nói như vậy. Con người kỳ lạ lắm, luôn thấy mình cần phải sống, chỉ để bảo vệ một ai đó mình đã yêu thương.

Theo MINH PHÚC (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.