Trước thông tin cấm xe ô tô khách giường nằm: Doanh nghiệp vận tải và hành khách đều băn khoăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau vụ tai nạn xe khách giường nằm đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Lào Cai ngày 1-9, Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Đinh La Thăng đã đề nghị đưa vào Thông tư 18 quy định xe giường nằm không được hoạt động trên đường đèo dốc, đường núi quanh co. Nhiều doanh nghiệp vận tải tỏ ra lo lắng, không biết chủ trương này liệu có trở thành hiện thực. Các doanh nghiệp tại Gia Lai cũng có chung tâm trạng này khi có trên 80% phương tiện vận tải hành khách đường dài hiện nay đều là xe giường nằm hai tầng. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với giám đốc các doanh nghiệp và hành khách về những thông tin này.

* Ông Đặng Văn Hiền-Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Thuận Tiến:

“Người điều khiển phương tiện mới là mấu chốt vấn đề”
 

Đặng Văn Hiền-Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Thuận Tiến.
Đặng Văn Hiền-Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Thuận Tiến.

Hiện tại doanh nghiệp chúng tôi có tổng cộng 16 xe khách giường nằm hai tầng với tổng giá trị đầu tư hơn 50 tỷ đồng. Mỗi tháng trung bình có khoảng 120 chuyến đi TP. Hồ Chí Minh, 90 chuyến đi Đà Nẵng và 30 chuyến đi Hà Nội. Như vậy, tính trong 3 năm trở lại đây doanh nghiệp đã thực hiện hơn 8.640 chuyến vận tải hành khách trên các tuyến đường nói trên và hầu như không để xảy ra vụ tai nạn giao thông đáng tiếc nào.

Vì vậy, khi doanh nghiệp đang hoạt động bình thường như thế này, nếu việc cấm xe giường nằm hoạt động trên các tuyến đường đèo dốc, đường núi quanh co trở thành hiện thực thì chẳng khác nào cấm doanh nghiệp hoạt động vì các tuyến đường nói trên đều là đèo dốc. Do vậy, tôi cho rằng điều này không hợp lý. Điều cốt lõi nhất, theo tôi, chính là người điều khiển phương tiện. Đây mới là mấu chốt của vấn đề. Sự an toàn của mỗi chuyến xe phụ thuộc vào kinh nghiệm của lái xe cũng như khả năng xử lý tình huống, kiểm soát tốc độ, ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ... Còn yếu tố kỹ thuật cũng chỉ chiếm 30%.

Hơn nữa, tại sao không đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng đường, sử dụng các thiết bị hỗ trợ giao thông mà lại cấm xe giường nằm đang hoạt động rất tốt. Điều này vô tình gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, nếu quy định này trở thành hiện thực thì doanh nghiệp biết đưa phương tiện này sử dụng vào đâu, trong khi mỗi xe giường nằm đầu tư đến 3,5 tỷ đồng/chiếc.

* Ông Nguyễn Hồng Hải-Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Hồng Hải:

“Nếu cấm xe giường nằm, ngành vận tải không khác gì quay trở về thời kỳ cách đây 20 năm”
 

Nguyễn Hồng Hải-Giám đốc Công ty TNHH Hồng Hải.
Nguyễn Hồng Hải-Giám đốc Công ty TNHH Hồng Hải.

Doanh nghiệp chúng tôi đưa xe giường nằm vào vận tải hành khách từ năm 2007, đến nay doanh nghiệp hiện có 22 chiếc xe giường nằm đi các tuyến TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với trị giá mỗi chiếc xe là 3,5 tỷ đồng. Toàn bộ vốn này chúng tôi đều vay ngân hàng, làm theo kiểu trả góp “lấy xe nuôi xe”, nếu quy định cấm xe giường nằm trở thành hiện thực thì số vốn vay này sẽ giải quyết ra sao?

Điều quan trọng hơn đó là hơn 100 lái xe, nhân viên của doanh nghiệp sẽ đi đâu về đâu, đặc biệt là những chiếc xe giường nằm này sử dụng như thế nào? Nếu bắt doanh nghiệp phải cải tạo lại thì Nhà nước phải chịu chi phí chứ doanh nghiệp không có vốn để làm. Nếu Nhà nước cấm thì doanh nghiệp sẽ thực hiện nhưng phía doanh nghiệp cũng đề nghị Nhà nước tính phần giá trị còn lại của mỗi chiếc xe, đồng thời mua lại những chiếc xe này của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ lấy tiền này trả cho ngân hàng và sẽ chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác.

Nếu cấm xe giường nằm thì ngành vận tải không khác gì quay trở về trước cách đây 20 năm... “Có cầu thì mới có cung”. Trước khi đưa ra quyết định cần phải khảo sát thực tế, không vì một vụ tai nạn mà cấm tất cả các xe giường nằm, vụ tai nạn này tôi cho rằng không phải là do lỗi kỹ thuật mà phần lớn do người điều khiển phương tiện, chạy lấn tuyến, tốc độ cao không bình tĩnh xử lý. Đồng thời cũng xem lại đoạn đường này có đảm bảo an toàn không, đường có đủ rộng hay chưa...

 

Anh Nguyễn Anh Trí-phường Hội Thương, TP. Pleiku.
Anh Nguyễn Anh Trí-phường Hội Thương, TP. Pleiku.

* Ông Nguyễn Anh Trí-phường Hội Thương (TP. Pleiku):
“Nếu cấm xe giường nằm... thì tiếc quá!”


Hàng tháng tôi đều đặn không dưới 4 lần ra vào Đà Nẵng để làm ăn và đều sử dụng loại xe giường nằm để di chuyển. Mỗi lần lên xe được nhà xe phát cho chiếc gối, cái mền là tôi tranh thủ ngủ để buổi sáng khi đến nơi là có thể bắt đầu làm việc được ngay, không mệt mỏi như đi xe ghế ngồi, ê ẩm cả người”-anh Trí nói.

Anh Trí còn chia sẻ việc anh lựa chọn xe giường nằm để đi là nhằm tránh bị say xe, muốn được nằm nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe sau một chặng đường dài, quan trọng hơn nữa là có được không gian thoải mái, không phải chung đụng với ai. Nếu sắp tới có quy định cấm xe giường nằm... thì thật là tiếc.

Minh Huy (thực hiện)

Ông Đoàn Đức Lập-Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Gia Lai-cho biết: Xe giường nằm thường có chiều cao hơn so với các loại xe khách bình thường khác, vì vậy khi đi trên tuyến đường đèo dốc, đường núi quanh co thì cũng rất nguy hiểm. Ông Lập nhận định ngoài điều kiện đường sá cần được nâng cấp mở rộng thì người điều khiển phương tiện vẫn là quan trọng nhất, đó là những người am hiểu các tuyến đường miền núi, dày dặn kinh nghiệm và có khả năng xử lý khi xe gặp sự cố...

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm