Trứng cút và những công dụng bất ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàm lượng dưỡng chất đa dạng trong trứng cút giúp nó trở thành thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống cải thiện sức khỏe.
 
Ăn trứng cút giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ảnh: ShutterStock
Ngừa bệnh. Trứng cút sở hữu lượng lớn vitamin A và vitamin C, ngăn chặn sự khởi phát của nhiều bệnh mãn tính và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Bổ sung kali. Lượng kali thấp trong cơ thể khiến bạn dễ mắc các bệnh tim, huyết áp cao, viêm khớp, đột quỵ, ung thư và rối loạn tiêu hóa. Trứng cút là nguồn phong phú kali nên đáp ứng được nhu cầu kali cho cơ thể, theo nghiên cứu đăng trên chuyên san International Journal of Scientific & Research Publications. Bên cạnh đó, nhờ có nhiều kali, trứng cút giúp giảm căng thẳng cho các động mạch và mạch máu, từ đó giữ huyết áp trong tầm kiểm soát.
Chống dị ứng. Nghiên cứu được công bố trên chuyên san The Biochemical Journal cho thấy protein ovomucoid trong trứng cút hoạt động như một thành phần chống dị ứng tự nhiên. Viêm, xung huyết hoặc các triệu chứng khác của phản ứng dị ứng có thể giảm bớt nhờ ăn trứng cút.
Tăng cường trao đổi chất. Vitamin B trong trứng cút tăng cường hoạt động trao đổi chất trên toàn cơ thể, bằng cách cải thiện chức năng của hormone và enzyme.
Cải thiện khả năng miễn dịch. Trứng cút củng cố hệ miễn dịch, thanh lọc độc tố và kim loại nặng khỏi máu, tăng cường độ tinh khiết của máu, cải thiện trí nhớ và củng cố chức năng não bộ. Ngoài ra, loại trứng này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh, chống lại các vấn đề về căng thẳng, đau nửa đầu, tăng huyết áp, trầm cảm, hoảng loạn, lo âu.
Bổ sung chất sắt. Hàm lượng chất sắt cao trong trứng cút rất hữu ích cho người bị thiếu máu nặng. Ăn trứng cút thường xuyên giúp tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu.
Tốt cho thị lực. Vitamin A trong trứng cút bảo vệ thị lực, giúp giảm thoái hóa điểm vàng và ngăn ngừa sự phát triển của đục thủy tinh thể.
Cải thiện sức khỏe tim mạch. Cholesterol tốt HDL chiếm hơn 60% lượng chất béo trong trứng cút. A xít béo tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, những người có vấn đề về cholesterol không nên ăn quá nhiều trứng cút vì nó giàu cholesterol, theo chuyên san Food Chemistry.
Ngăn ngừa sỏi bàng quang. Những quả trứng này thúc đẩy sức khỏe của thận, gan và túi mật. Chúng chứa một thành phần gọi là lecithin giúp ngăn chặn sự phát triển của những viên sỏi này, nghiên cứu được công bố trên Nutrients cho hay.
Làm dịu ho. Các đặc tính chống ô xy hóa trong trứng cút cải thiện chức năng phổi tổng thể. Giàu vitamin A và selen, trứng cút hỗ trợ điều trị các vấn đề về hô hấp như ho, hen suyễn.
Giảm đau dạ dày. Trứng cút là liệu pháp điều trị các rối loạn tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng... Các hợp chất chống ô xy hóa mạnh và kiềm trong trứng kiểm soát loạt vấn đề tiêu hóa.
Cải thiện rối loạn tình dục. Trứng sở hữu nhiều vitamin hữu ích, các nguyên tố vi lượng, khoáng chất, a xít amin và rất nhiều protein tốt. Những yếu tố này giúp tăng ham muốn tình dục nói chung và hỗ trợ cải thiện những vấn đề liên quan rối loạn cương dương ở nam giới, theo chuyên san International Journal of Scientific & Research Publications.
Làm chậm lão hóa. Ăn trứng cút giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm sự lão hóa của các cơ quan. Chất chống ô xy hóa, a xít béo quan trọng, selen và vitamin trong trứng cút làm cho chúng trở thành một chất chống lão hóa hoàn hảo.
Tác dụng phụ

Ăn quá nhiều trứng cút có thể mang lại tác dụng phụ như tăng nguy cơ hạ huyết áp và hạ đường huyết. Đối với những người có vấn đề về cholesterol, không nên lạm dụng trứng cút vì trứng giàu cholesterol. Ngoài ra, nếu đang mang thai hoặc cho con bú thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn. Tuy nhiên, ăn trứng trong chừng mực luôn được khuyến khích.

Thế Phương (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.