Trồng xen canh trên vườn cây cao su: Lấy ngắn nuôi dài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, khi giá mủ cao su xuống thấp, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã có chủ trương cho các công ty cao su trên địa bàn tỉnh triển khai trồng xen canh trên vườn cây cao su. Loại cây trồng phù hợp với vùng đất này là cà phê, hồ tiêu và một số cây hoa màu khác bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả.

Nhằm giảm suất đầu tư và tăng thu nhập cho công nhân, từ năm 2015 các công ty cao su trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, tìm kiếm phương án nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trong đó, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê là đơn vị điển hình với diện tích trồng xen canh có thể lên đến gần ngàn ha. Ông Nguyễn Văn Trúc-một người đang thuê gần 5 ha đất của Nông trường Cao su Ia Glai (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê) để trồng khoai lang Nhật cho biết: Khoai lang này phù hợp với đất đỏ, năng suất bình quân mỗi ha từ 15 tấn đến 20 tấn, với giá hiện nay là 14.000 đồng/kg thì lãi khá cao, bình thường mỗi ha lãi 70-80 triệu đồng, nếu được giá thì lãi cao hơn. Một đơn vị thuê đất khác là Công ty cổ phần Tây Nguyên Xanh thì tiến hành trồng xen cà phê năm thứ 2 trên diện tích của Nông trường Cao su Ia Glai; cả cao su và cà phê trồng xen canh đều sinh trưởng tốt.

 

Ảnh: H.Đ.T
Ảnh: H.Đ.T

Ông Đặng Đức Tri-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê cho biết: Công ty đã đặt ra quy chế quản lý đối với đối tượng thuê đất trồng xen canh trên vườn cây, trong số này chủ yếu là cán bộ, công nhân viên trong Công ty cũng như các tổ chức, cá nhân ở trong vùng có diện tích cao su tái canh. Nhờ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích đất cao su, giảm suất đầu tư để phù hợp với thị trường, tạo việc làm cho người lao động một cách ổn định. Với hình thức này, Công ty sẽ bàn giao toàn bộ diện tích hàng năm để phục vụ trồng xen cà phê trong vườn cao su tái canh. Phía các đơn vị liên kết có trách nhiệm đầu tư 100% chi phí trồng và chăm sóc cây xen canh trong suốt thời kỳ khai thác cơ bản và kinh doanh. Hiện nay, các đối tác đang tiến hành đầu tư trồng, chăm sóc các loại cây như cà phê, hồ tiêu, cỏ. Ngoài ra còn nhiều hộ công nhân trồng xen một số cây hoa màu khác như khoai lang, các loại đậu, lúa, bắp, mè. Tuy chưa thu hoạch, nhưng theo nhận định, công tác trồng xen đang tiến triển hết sức khả quan khi cà phê, hồ tiêu và cỏ đều sinh trưởng tốt, nguồn nước vẫn được đảm bảo cho việc tưới tiêu. Qua kiểm tra và đánh giá tiềm năng trồng xen, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã có văn bản đồng ý cho Công ty thỏa thuận phương án trồng xen canh cà phê, hồ tiêu và gấc trong vườn cao su tái canh năm 2016, với quy mô diện tích dự kiến trên 800 ha. Về mặt quyền lợi, Công ty Cao su Chư Sê sẽ thu 80,2 triệu đồng/ha đối với diện tích gần nước cho chu kỳ 26 năm liên kết, đối với diện tích xa nước Công ty sẽ thu 65 triệu đồng/ha. Theo cách tính đã được các bên thỏa thuận thì Công ty sẽ được hưởng lợi khoảng trên 3,5 triệu đồng/ha/năm cho chu kỳ 26 năm đối với cà phê, gần 4 triệu đồng/ha/năm đối với cây hồ tiêu và khoảng 2,5 triệu đồng/ha/năm đối với cỏ.  

Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê là đơn vị có diện tích trồng xen lớn nhất trên địa bàn tỉnh, đa dạng nhất về cây trồng, tiếp đến là các Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang, Chư Pah, Chư Prông. Tại các đơn vị này, người công nhân xen canh một số cây hoa màu, cây họ đậu, lúa, bắp nhằm tăng thu nhập. Anh Lê Minh Sơn-công nhân Nông trường Cao su Đoàn Kết (Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang), người nhận diện tích trồng xen canh cho biết: “Qua 1 năm trồng xen canh cây cà phê và cây cao su, tôi thấy cây phát triển rất tốt. Bản thân tôi cũng rất mừng vì thấy mô hình trồng xen rất hiệu quả, có thêm thu nhập cho bản thân và Công ty, người lao động và Công ty cùng có lợi”.

Có thể khẳng định, ngoài việc hưởng trọn giá trị kinh tế từ việc khai thác cao su thì các đơn vị còn được hưởng lợi khá lớn trên từng ha cao su trồng tái canh. Cây cao su còn được bổ sung nguồn nước, phân bón, dinh dưỡng từ việc chăm sóc cây trồng xen. Với cách làm này, các đơn vị đã nâng giá trị sử dụng đất của mình lên rất cao. Ngoài ra, còn góp phần quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là trong điều kiện giá cao su ở mức thấp như hiện nay.

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.