Trở về với bình yên dưới bầu "Trời xanh ngập nắng"

"Trời xanh ngập nắng" là câu chuyện đồng thoại đẹp đẽ, nhẹ nhàng mà thấm thía những bài học nhân văn.

 Bìa cuốn
Bìa cuốn "Trời xanh ngập nắng".



Mới đây, cuốn sách “Trời xanh ngập nắng” của tác giả  Rosita Nguyen đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.

“Trời xanh ngập nắng” là câu chuyện kể về cô chim sẻ tóc xù Kaila trú ngụ tại công viên Victoria (Australia). Kaila là cô sẻ nhỏ tính tình vui vẻ, hòa đồng, lơ đãng một cách thơ mộng. Thế giới của Kaila tràn ngập ánh sáng, gia đình, bạn bè, trường học… bao bọc cô trong một bầu không khí hạnh phúc. Cho đến ngày kia, cô tình cờ biết được một bí mật, đôi mắt cô đang dần dần mất đi thị lực.

Mùa hè kinh hoàng đó, Kaila cùng cô bạn thân và em trai được nghỉ hè ở vùng ngoại ô cùng ông bà. Trò chơi bịt mắt khi bay của ông ngoại tập cho Kaila làm quen dần với việc có thể sẽ mất đi ánh sáng mà vẫn có thể tiếp tục bay được. Nhắm mắt lại, Kaila lần đầu tiên cảm nhận bằng mọi giác quan về thế giới xung quanh…

Năm học mới bắt đầu Kaila chịu một cú sốc nặng nề, bố cô bé độ ngột qua đời. Chấn thương tâm lý đã khiến cô bé mất đi thị lực hoàn toàn. Thế giới của Kaila chìm trong đêm đen, đau khổ và không lối thoát…Trong mất mát đau thương, Kaila càng cảm nhận rõ rệt tình yêu thương của gia đình, bạn bè,...

Tác giả Rosita Nguyen chia sẻ: “Tôi viết về loài chim sẻ vì tôi yêu sự đơn giản, tự do, tự tại, hiền hòa và gần gũi với con người của chúng. Với tôi, chúng là những sinh vật may mắn khi được bay lên cao để ngắm nhìn cuộc sống tươi đẹp bao la.

“Trời xanh ngập nắng” là truyện dài đầu tiên mà tôi sáng tác, cũng là câu chuyện đầu tiên tôi viết lại sau 15 năm gián đoạn. Ý tưởng  hình thành câu chuyện này xuất phát trong thời gian tôi du học tại Australia. Hi vọng những gì diễn ra với Kaila sẽ đem đến cho bạn đọc một hình dung về cuộc sống  ở đất nước Australia xinh đẹp, hiền hòa cũng như gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm của bạn khi trang sách cuối cùng được khép lại”.


 

Trở về với bình yên dưới bầu "Trời xanh ngập nắng" ảnh 2



"Trời xanh ngập nắng" là câu chuyện đồng thoại đẹp đẽ, nhẹ nhàng mà thấm thía những bài học nhân văn. Bạn đọc có thể tìm thấy trong trang sách những đoạn văn miêu tả tâm lý trẻ thơ hết sức tinh tế, hay những trang văn miêu tả thiên nhiên rất trong sáng và đặc sắc.

Điều đặc biệt trong “Trời xanh ngập nắng” không có nhân vật phản diện, mỗi lần gặp phải khó khăn thách thức của số phận, Kaila đều tìm được sự giúp đỡ, động viên của những người sống quanh mình. Cuốn sách muốn nhắn nhủ đến độc giả nhỏ tuổi hãy dũng cảm đối diện với những khó khăn, tin ở bản thân và tin vào những người xung quanh biết giúp đỡ người khác và nhận sự giúp đỡ của mọi người.

Câu chuyện cũng là một ẩn dụ cho hành trình trưởng thành của mỗi người, dù mất mát hay buồn đau, gia đình vẫn sẽ là bầu trời bình yên và ngập nắng.

Vũ Toàn (VOV)
Ảnh: NXB Kim Đồng

Có thể bạn quan tâm

Đọc sách thời bao cấp

Đọc sách thời bao cấp

(GLO)- Những năm bao cấp, đời sống gia đình còn khó khăn, tiền bạc thì họa hoằn lắm một học trò nghèo như tôi mới có quyền sở hữu. Vậy nên, khi học bài xong, tôi theo lũ bạn đi nhặt phế liệu để bán lấy tiền. Hoặc khi vào vụ gặt, tôi giúp việc nhà, lâu lâu được mẹ giúi cho vài chục đồng, gọi là… tiền công. Tất tật số tiền ít ỏi có được ấy, tôi đem “đầu tư” vào sách.

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

(GLO)- Chợt nhận ra, từ thơ đến tản văn, tác giả Nguyễn Tấn Hỷ luôn dành một tình cảm đặc biệt với nắng. Và những mùa nắng trong ông vẫn luôn đong đầy hoài niệm. "Màu nắng" là một bài thơ như thế.
Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

(GLO)- Không hiểu sao tôi cứ hình dung thơ Lê Khánh Mai như một tiếng thở dài dù chị luôn xinh tươi và vui vẻ. Cái quá khứ với những ngày tháng ám ảnh chiến tranh và chia cắt khiến chị cũng như nhiều người cùng thế hệ phải rời xa quê hương theo ba mẹ ra miền Bắc rồi trở về quê khi đất nước thống nhất.
Gặp gỡ Tây Nguyên: Văn chương kết nối tình đất, tình người

Gặp gỡ Tây Nguyên: Văn chương kết nối tình đất, tình người

(GLO)- “Gặp gỡ Tây Nguyên” là chương trình do quán Chiêu Văn tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) trong 2 ngày 4 và 5-3. Điểm nhấn của chương trình là trao giải cuộc thi viết tản văn về chủ đề Tây Nguyên. Tại đây, gần 40 tác giả đến từ các tỉnh, thành trong cả nước có dịp giao lưu, học hỏi, hiểu thêm về đất và người nơi cao nguyên đầy nắng gió này.
Lãnh đạo cơ quan báo chí cần có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất hai năm

Lãnh đạo cơ quan báo chí cần có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất hai năm

Ban Bí thư vừa ban hành Quy định số 101/QĐ-TW về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký (28/2/2023), thay thế Quyết định số 75/2007 ban hành ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư.
Thơ Lê Đình Trọng: Quà tặng tháng ba

Thơ Lê Đình Trọng: Quà tặng tháng ba

(GLO)- Bài thơ "Quà tặng" của tác giả Lê Đình Trọng mang một tình yêu bình dị, chân chất của chàng trai trao tặng cho người thương. Món quà không rực rỡ bởi hoa cúc, hoa hồng mà gần gụi, thân thương với dòng sông quê hương, dáng mẹ tảo tần, những bài thơ ươm nắng...

Định vị, kích hoạt và phát triển

Định vị, kích hoạt và phát triển

Trong 80 năm qua, sự ra đời của bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, đã cho chúng ta thấy lần đầu tiên, có một bản đề cương mang tính chất cương lĩnh để có thể xác định được con đường phát triển của văn hóa Việt Nam với nền tảng lý luận rất hệ thống, các nguyên tắc hành động vào thời điểm đất nước phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức.
Gặp lại chị Hồng “Bình dị” ở Gia Lai

Gặp lại chị Hồng “Bình dị” ở Gia Lai

(GLO)- Tuần trước, tôi ra Sân bay Nội Bài để về Gia Lai. Tới giờ ra cửa, đứng dậy thì thấy ở ghế phía sau trong phòng chờ là chị Phạm Thị Hà-vợ chú Sanh, thủ trưởng cũ của tôi và nhà thơ Nguyễn Thị Hồng-tác giả 2 bài thơ “Bình dị” và “Lời tượng nhà mồ” nổi tiếng. Chị Hà bảo: “Chị nhắn tin cho em mà chưa thấy trả lời, là chị Hồng rất muốn vào Gia Lai thăm lại nơi mấy chục năm trước chị tới”.
Gương mặt thơ Nguyễn Thế Hùng

Gương mặt thơ Nguyễn Thế Hùng

(GLO)- Thượng tá Nguyễn Thế Hùng hiện là Thư ký Tòa soạn Báo An ninh thế giới. Anh viết cả văn và thơ. Thơ anh tựa như những sợi mây trắng vu vơ giữa ngằn ngặt trời xanh nhưng lại rất có chủ ý, tứ rất rõ. Những gì mà văn xuôi không chuyển tải được, anh trút vào thơ, thứ thơ tinh cất nhưng lại vô cùng dung dị, giữa thị thành mà cứ nao nao chốn quê: “Neo quê còn mỗi mẹ già/Bốn tao nôi mỏng chia ra ba miền”. Nhưng ba miền ấy là ba miền bi tráng, ba miền lịch sử.